Không cho con bú bao lâu thì mất sữa?

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên và duy trì cho trẻ bú mẹ tới khi 2 tuổi là khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO). Tuy nhiên, một số mẹ vì lý do cá nhân mà không thể thực hiện được điều này, và bắt buộc phải cai sữa cho con. Nhưng các mẹ vẫn rất băn khoăn: không cho con bú bao lâu thì mất sữa hoàn toàn?

Không cho con bú bao lâu thì mất sữa? Không cho con bú bao lâu thì mất sữa?

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên và duy trì cho trẻ bú mẹ tới khi 2 tuổi là khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO). Tuy nhiên, một số mẹ vì lý do cá nhân mà không thể thực hiện được điều này, và bắt buộc phải cai sữa cho con. Nhưng các mẹ vẫn rất băn khoăn: Không cho con bú bao lâu thì mất sữa hoàn toàn?

1. Không cho con bú bao lâu thì mất sữa?

Sau khi cai sữa cho con, tuyến vú người mẹ vẫn tiết ra sữa bình thường vì nó chưa thể nhận biết ngay được là trẻ đã không còn nhu cầu bú mẹ nữa. Khi đó, sữa vẫn sản xuất ra nhưng không thoát được ra ngoài sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng, đông lại thành cục trong tuyến sữa mà chúng ta hay gọi là tắc tia sữa. Tắc tia sữa khiến bầu ngực sưng lên, cứng, người mẹ cảm thấy đau đớn, phát sốt, tình trạng này trầm trọng dễ dẫn đến viêm tuyến vú, áp xe vú rất nguy hiểm.

Để khắc phục tình trạng này, các mẹ cần cai sữa cho con từ từ, tức là cho bé bú mẹ ít dần đi chứ không nên cắt bú một cách đột ngột. Khi con đã ngừng bú mà sữa mẹ vẫn nhiều, các bạn có thể dùng tay vắt bớt sữa (chỉ vắt cho bớt căng, không vắt hết), để hạn chế tình trạng tắc tia sữa và cũng là để cơ chế tiết sữa của cơ thể tự điều chỉnh giảm dần cho đến khi ngừng hẳn.

Về cơ chế hoạt động, tuyến sữa sẽ vẫn sản xuất sữa sau khi trẻ thôi không bú. Nhưng về thời gian cụ thể không cho con bú bao lâu thì mất sữa rất khó để xác định. Vì còn tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ và trong thời gian cai sữa liệu mẹ có vì thương con mà thỉnh thoảng cho con bú trở lại hay không. Có nhiều mẹ ngừng cho con bú là mất sữa luôn, nhưng cũng có những mẹ cai sữa cho con rất lâu rồi mà sữa vẫn tiết. Còn thông thường, tuyến vú của mẹ sẽ ngừng tiết sữa hoàn toàn sau 2 - 3 năm.

HoiBenh.vn-khong-chocon-bu-bao-lau-thi-mat-sua-body-2
Thời gian cụ thể không cho con bú bao lâu thì mất sữa rất khó để xác định

2. Cách làm mất sữa mẹ nhanh nhất

Giảm dần số cữ bú

Phương pháp cai sữa an toàn nhất là mẹ giảm số cữ bú của bé trong ngày, giảm từ từ và cần có chế độ dinh dưỡng bổ sung cho bé. Mẹ không nên cai sữa đột ngột vì sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Các phương pháp dân gian làm mất sữa

  • Lá lốt: Là top thực phẩm khiến mẹ mất sữa nhanh nhất và nó khá là hiệu quả với hầu hết các mẹ. Nếu mẹ ăn các món có lá lốt sẽ khiến nhanh mất sữa hơn. Vì thế, khi muốn cai sữa cho con mẹ có thể vắt nước uống ngày 3 cữ hoặc chế biến thành các món như nấu canh, xào với thịt...
  • Lá dâu: Đây là loại thực phẩm làm mất sữa hiệu quả khi mẹ dùng nó với một liều lượng vừa phải. Đừng dùng quá nhiều vì nó có thể làm tắc tia sữa của mẹ ở những lần sinh nở tiếp theo.
  • Lá bạc hà: Bạc hà là thực phẩm rất thích hợp nếu mẹ muốn sữa không tiết ra nữa. Mẹ có thể ăn hoặc chế biến các món có sử dụng lá bạc hà nếu muốn cho con cai sữa hoàn toàn.
  • Măng: Là thực phẩm được nhiều người yêu thích nhưng nó lại là thực phẩm hàng đầu khiến cho lượng sữa mẹ giảm dần. Vì thế mẹ nên thêm măng vào thực đơn hằng ngày của mình khi cần cai sữa cho bé.
  • Sử dụng lá cải bắp ướp lạnh để chườm: Cách này khá đơn giản, mẹ chỉ cần lấy vài lá bắp cải cho vào ngăn mát tủ lạnh khi nào thấy mát lạnh thì lấy ra. Đắp chúng lên ngực thì sữa mẹ sẽ từ từ rút dần. Hoặc có thể thay bắp cải bằng lá chuối khô với cách làm tương tự.
  • Cho bé bú cách ngày: Cách này khá giống với việc giảm dần cữ bú nhưng nó sẽ có kết quả nhanh hơn trong khoảng 5-10 ngày. Trước khi cai sữa, mẹ cho bé bú cạn hết hai bên vú. Sau đó cách ly bé một ngày, khi căng sữa mẹ lại cho bé bú cạn, sau tiếp 2 ngày cho bé ti cạn nữa là cai hẳn.
HoiBenh.vn-khong-cho-con-bu-bao-lau-thi-mat-sua-body-3
Sử dụng lá cải bắp ướp lạnh để chườm lên ngực

3. Muốn cai sữa cho con mà không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ cần lưu ý gì?

Mẹ không nên vắt sữa trong quá trình cai sữa cho bé. Vì việc làm này sẽ kích thích sữa mẹ ra nhiều hơn. Nếu sữa về căng quá khó chịu, mẹ nên vắt đi một chút cho đỡ tức và lấy khăn ấm chườm lên ngực.

  • Tránh ăn các món ăn lợi sữa nhất là xôi nếp, đậu phộng.
  • Cần có tinh thần vững vàng và quyết tâm khi bắt tay vào việc cai sữa cho con.
  • Không nên lạm dụng rượu bia, thuốc tây... để làm mất sữa vì những việc này sẽ gây hại cho cơ thể mẹ.

Không có sự quy chuẩn về mốc thời điểm ngừng tiết sữa sau khi cai sữa cho các mẹ. Tuy nhiên, để quá trình cai sữa thành công mẹ sẽ phải cố gắng rất nhiều trong việc giữ vững quyết tâm của mình. Hy vọng những kinh nghiệm cai sữa trên đây hữu ích với các mẹ.

Xem thêm:

  • Làm sao để cai sữa và cai sữa vào lúc nào?
  • Các cách cai sữa mà không đau cho các mẹ
  • Những vấn đề thường gặp khi cai sữa cho trẻ và cách xử lý