Khô da ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ bỉm sữa nhất định phải biết

Khô da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp ở trẻ, vậy các mẹ bỉm sữa cần lưu ý những gì khi bé yêu gặp phải tình trạng này.

Khô da ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ bỉm sữa nhất định phải biết Khô da ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ bỉm sữa nhất định phải biết

Nguyên nhân gây khô da ở trẻ sơ sinh

Da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, là ‘lớp vỏ’ giúp bảo vệ cơ thể trước các tác động bên ngoài và đồng thời bảo vệ cơ thể ở bên trong. Vì vậy, với trẻ sơ sinh trong 4 năm đầu đời, làn da của bé chưa hòan thiện nên rất mỏng cũng như chưa có tuyến mồ hôi, đồng thời rất dễ tổn thương. Đặc biệt khi hệ miễn dịch chưa phát triển thì da trẻ sơ sinh dễ nhiễm trùng khi bị thương tổn.

Khô da ở trẻ sơ sinh và trẻ em là hiện tượng rất thường gặp bởi một số nguyên nhân như sau :

Do cấu trúc làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng, đặc biệt là lớp thượng bì chưa hình thành nên làn da bé chưa có sự vững chắc và không thể bảo vệ trước sự mất nước của làn da.

Do thời tiết và yếu tố bên ngoài tác động như nắng nóng, mùa khô độ ẩm chênh lệch, hay vệ sinh kém.

Do bị kích ứng với các chất hóa học như bột giặt quần áo hoặc chất ny - lon trong vải sợi. Hay có thể từ các chất trong kem, dầu, sữa tắm dành cho bé.

>>> Xem thêm: Da khô ở trẻ em, nguyên nhân và cách phòng tránh
vicare.vn-da-kho-o-tre-so-sinh

Thoa một vài giọt dầu ô liu trong nước tắm ấm 10 phút sẽ khiến con giảm nẻ da.

Lưu ý trong chăm sóc trẻ sơ sinh phòng khô da

Không bao giờ được sử dụng kem thoa của người lớn mà thoa cho trẻ em và trẻ sơ sinh. Dầu thoa cho bé có thành phần 100% thiên nhiên, không hóa chất và phù hợp với làn da của bé. Dùng kem dưỡng ẩm có nguồn gốc thiên nhiên.

Không tắm nước quá nóng cho trẻ sơ sinh, giảm thời gian tắm cho bé

Thay đổi thói quen dùng quạt sưởi, trước khi ra khỏi phòng, mẹ nên tắt các thiết bị sưởi trước đó 15-20 phút để bé quen dần với nhiệt độ môi trường, đeo tất tay, tất chân để giữ ấm cho bé.

Một số cách giảm khô da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể và vitamin rất tốt cho làn da bé nên trị da khô cực hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên bôi từ 15-20 phút rồi lau sạch bằng khăn ấm.

Có thể dùng dầu ô liu để tắm cho bé. Dùng một vài giọt dầu ô liu trong nước tắm ấm 10 phút sẽ giúp giảm nẻ da.

Hòa trực tiếp bột yến mạch (đã nghiền nhỏ) vào nước tắm ấm cho bé. Dùng nước trong bồn tắm cho bé và ở những chỗ da khô nẻ, mẹ dùng một miếng vải hoặc khăn mặt mềm thấm nước tắm đắp lên. Cách này giúp làm dịu da ngứa ngáy vì khô nẻ của bé. Tuy nhiên, các mẹ không đặt miếng vải vào các khu vực như miệng, mắt, mũi bé.

Dầu dừa là một loại thuốc trị khô nẻ và ngứa da tuyệt vời cho bé. Không chỉ giúp làm dịu làn da bị kích thích mà cũng ngăn ngừa tình trạng làn da bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt, dầu dừa sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông và có thể giúp dễ dàng thẩm thấu vào da.

>>> Xem thêm: Da khô nứt nẻ phải làm sao?