Khi nào nên tầm soát ung thư vòm họng?

Ung thư vòm họng là căn bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng có đến 50 – 70% gặp ở độ tuổi trung niên (40 – 60 tuổi). Chính thói quen uống rượu bia và hút thuốc lá sớm là những yếu tố nguy cơ hình thành bệnh. Tầm soát ung thư vòm họng trở thành việc làm thiết yếu của bất kỳ ai nhằm chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.

Khi nào nên tầm soát ung thư vòm họng? Khi nào nên tầm soát ung thư vòm họng?

Ung thư vòm họng là căn bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng có đến 50 – 70% gặp ở độ tuổi trung niên (40 – 60 tuổi). Chính thói quen uống rượu bia và hút thuốc lá sớm là những yếu tố nguy cơ hình thành bệnh. Tầm soát ung thư vòm họng trở thành việc làm thiết yếu của bất kỳ ai nhằm chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.

Ung thư vòm họng – thực trạng đáng báo động hiện nay

Ung thư vòm họng là một trong những căn bệnh ác tính, xuất phát từ một hoặc một số tế bào biểu mô tại niêm mạc vòm họng bị biến đổi gen và hình thành nên khối u trong vòm họng. Ung thư vòm họng được xếp vào loại ung thư nguy hiểm do bệnh này rất khó phát hiện và có diễn biến rất nhanh.

Ung thư vòm họng được chia thành 3 loại sau:

  • Ung thư biểu mô (carcinoma) không biệt hóa: đây là loại ung thư hay gặp nhất, chiếm 75% - 85%
  • Ung thư biểu mô biệt hóa: chiếm tỷ lệ 10% – 15%
  • Ung thư liên kết (sarcoma): khá hiếm gặp với tỷ lệ chỉ khoảng 5%

Tại Việt Nam, số lượng người mắc ung thư vòm họng khá cao, lên tới 12% và đứng hàng đầu trong các loại ung thư đầu - cổ, nằm trong danh sách 10 loại ung thư thường gặp nhất. Trong đó, có đến 90 – 97% bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn 3 và 4 nên khả năng kéo dài sự sống giảm đáng kể.

Ung thư vòm họng có mấy giai đoạn?

  • Giai đoạn 1: đây là giai đoạn bắt đầu nên các tế bào ung thư có kích thước chưa đến 2,5 cm và chưa lan đến các hạch bạch huyết. Ở giai đoạn này nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ sống thêm rất cao, lên tới 72%.
  • Giai đoạn 2: kích thước khối u tăng lên đến 5 – 6cm và nếu chưa lan sang hạch bạch huyết, còn trong thanh quản thì khả năng hồi phục của bệnh nhân vẫn khá tốt.
  • Giai đoạn 3: ở thời kỳ này đã xuất hiện tình trang nhiễm khuẩn hạch bạch huyết. Khối u nằm ở cổ họng hoặc lan đến hốc mũi, xuống dưới màn hầu. Tỷ lệ sống trên 5 năm khoảng 40% nếu điều trị kịp thời ở giai đoạn này.
  • Giai đoạn 4: đây là giai đoạn nặng nhất của ung thư vòm họng khi khối u đã di căn đến môi, miệng, hạch bạch huyết bị phá hủy. Việc điều trị ung thư vòm họng giai đoạn cuối có mục đích giảm các triệu chứng, thu nhỏ khối u và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Vấn đề ung thư vòm họng có chữa được không phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh. Nếu được điều trị sớm ở giai đoạn đầu thì sẽ gia tăng nhiều cơ hơi hơn cho bệnh nhân. Do vậy việc tầm soát ung thư sớm có ý nghĩa rất quan trọng.

Nguyên nhân gây ung thư vòm họng

Nhiễm virus EBV, HPV

Virus EBV (Virus Epstein-Barr) hay còn gọi là herpesvirus 4 gây suy giảm miễn dịch, làm rối loạn sinh lympho (hạch bạch huyết) và liên quan đến ung thư vòm họng biểu mô không biệt hóa. Đường lây nhiễm virus EBV chủ yếu qua tuyến nước bọt ở những người có hệ miễn dịch yếu.

Ngoài ra, những người có thói quen quan hệ tình dục bằng đường miệng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà do bị lây virus HPV (trong đó tuýp HPV 16 có liên quan đến ung thư vòm họng nhiều hơn cả).

vicare.vn-khi-nao-nen-tam-soat-ung-thu-vom-hong-body-1
Chất kích thích như bia, rượu là tác nhân dẫn đến ung thư vòm họng

Yếu tố môi trường

Việc thường xuyên tiếp xúc với khí hậu khói bụi, sống trong môi trường ô nhiễm và tập quán ăn uống sẽ là nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng. Điển hình như người Việt có thói quen ăn kèm dưa chua, cà muối, củ cải muối, ... trong bữa ăn. Những thứ này chứa chất nitrosamine làm tăng nguy cơ mắc bệnh về vòm họng như ung thư vòm họng.

Uống nhiều rượu bia, hút thuốc cá, tục lệ ăn trầu, ... cũng khiến tỷ lệ người bị bệnh tăng cao.

Yếu tố gen di truyền

Một số nghiên cứu chỉ ra có mối liên quan giữa những người cùng huyết thống có khả năng mắc bệnh ung thư vòm họng. Do đó, nếu trong nhà từng có người bị bệnh thì cần chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời ngăn chặn.

Ung thư vòm họng có lây không?

Ung thư vòm họng không phải là bệnh truyền nhiễm nên không được xếp vào dạng bệnh lây trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, loại virus HPV – một tác nhân gây bệnh ung thư vòm họng có thể được truyền qua người lành bệnh khi quan hệ tình dục bằng đường miệng.

Do vậy, không có con đường lây lan trực tiếp mà chỉ có thể gián tiếp qua sự lây nhiễm virus HPV. Mọi người nên có biện pháp chủ động ngăn ngừa bằng cách quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng và nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

vicare.vn-khi-nao-nen-tam-soat-ung-thu-vom-hong-body-2
Nuốt đau là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng

Khi nào cần phải tầm soát ung thư vòm họng?

Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm, dễ mắc phải nhưng ung thư vòm họng lại có các biểu hiện không rõ rệt. Theo các chuyên gia, ung thư vòm họng có nhiều triệu chứng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến tai – mũi – họng như cảm cúm, viêm xoang, nội khoa về thần kinh, mạch máu. Do vậy, nắm rõ các dấu hiệu và tầm soát sớm rất quan trọng, giúp bạn nhanh chóng phát hiện được bệnh lý nguy hiểm này.

Dưới đây là một số dấu hiệu ung thư vòm họng sớm khi nghi ngờ mắc bệnh:

  • Đau đầu: những cơn đau đầu âm ỉ, cuộn lên theo từng cơn
  • Ù tai: bệnh nhân có cảm giác trầm giống tiếng ve kêu bên trong tai. Hiện tượng ù tai thường bị ở một bên.
  • Ngạt mũi: ban đầu người bệnh bị ngạt một bên theo từng đợt, có thể kèm theo triệu chứng chảy máu mũi.
  • Vết loét khó lành: vùng da bị loét gây đau đớn, không thể chữa lành. Nếu quan sát sẽ thấy tình trạng khó chịu dai dẳng, những đốm trắng hoặc đỏ trong miệng dẫn đến đau trong miệng.
  • Nuốt khó khăn: tình trạng khó nuốt gây đau, nóng rát khi nhai hoặc nuốt thức ăn, đôi khi cảm giác thức ăn đang ứ đọng trong cổ họng.
  • Giọng nói thay đổi: người bệnh có thể bị khàn tiếng, âm thanh phát ra như bị vướng trong cổ họng. Nếu để ý sẽ thấy việc phát âm một vài âm thanh sẽ khó hơn bình thường.
  • Nổi u cục ở cổ: một hay nhiều hạch bạch huyết bị sưng ở cổ là triệu chứng điển hình của ung thư vòm họng. Chúng thường nóng, đỏ và gây đau.
  • Giảm cân: nếu thấy cơ thể bị giảm cân ngoài ý muốn bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân. Với ung thư vòm họng, đây có thể là dấu hiệu muộn khi ăn uống khó khăn nên không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Phương pháp khám tầm soát ung thư vòm họng thực hiện như thế nào?

Khi bệnh nhân có những biểu hiện trên hoặc muốn chủ động tầm soát ung thư vòm họng thì việc đầu tiên là đến gặp bác sĩ chuyên khoa về ung bướu hoặc tai – mũi – họng để được thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra vòm họng bằng cách soi vòm gián tiếp qua gương hoặc soi vòm bằng ống soi (dạng cứng hoặc mềm). Thông qua việc soi vòm họng có thể nhận thấy tổ chức sùi mủn nát, viêm loét hoặc thâm nhiễm dễ chảy máu.

Bên cạnh khám lâm sàng, một số phương pháp cận lâm sàng được áp dụng để tầm soát chính xác nhất mức độ tổn thương như sau:

  • Chụp CT scan vùng vòm họng, nền sọ: nhằm đánh giá tình trạng xâm lấn của khối u lên nền sọ.
  • Sinh thiết u vòm họng: giải phẫu bệnh lý bằng cách dùng kính hiển vi để xem xét các tế bào hoặc mô (nội soi mũi) nhằm chẩn đoán chính xác bệnh.
  • MRI: có thể chẩn đoán sớm được mức độ xâm lấn, kích thước khối u và khả năng di căn.
  • Chụp X-quang phổi, siêu âm bụng: mục đích là phát hiện di căn xa ở gan, phổi.
vicare.vn-khi-nao-nen-tam-soat-ung-thu-vom-hong-body-3
Tầm soát ung thư vòm họng giúp phát hiện bệnh sớm

Ung thư vòm họng điều trị ra sao?

Tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh, mức độ tổn thương, thể trạng, ... mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được áp dụng cho người bị ung thư vòm họng:

Phương pháp xạ trị

Đối với ung thư vòm họng, xạ trị là phương pháp can thiệp quan trọng nhất để chiếu tia xạ vào khối u hoặc hạch cổ. Các chùm tia phóng xạ năng lượng cao như tia X sẽ phá hủy mô ung thư, hạn chế tổn thương mô lành, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Tác dụng phụ khi xạ trị vòm họng là bị mẩn đỏ tại nơi bị chiếu tia, khô miệng và nghe không rõ.

Phương pháp hóa trị

Với việc điều trị kết hợp, hóa – xạ trị sẽ làm tăng hiệu quả điều trị khối u triệt để hơn. Tùy vào từng trường hợp bác sĩ có thể hóa trị dạng thuốc uống hay truyền tĩnh mạch.

Phương pháp phẫu thuật

Biện pháp này thường được dùng để lấy mẫu bệnh phẩm trong chẩn đoán bệnh, ung thư vòm họng thể kém đáp ứng với xạ trị, hóa trị như sừng hóa, tái phát. Bên cạnh đó, khi các hạch di căn ở vùng cổ thì cần phẫu thuật loại bỏ.

Nên và không nên ăn gì khi bị ung thư vòm họng?

Nên:

  • Nước ép hoa quả: đây là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho người bệnh mau chóng hồi phục nhờ giàu vitamin và khoáng chất. Đồng thời nước ép dễ uống nên không ảnh hưởng và gây đau đến vùng họng bị tổn thương. Nên uống nước ép từ cà rốt, táo, lê, kiwi, ...
  • Rau củ tươi: những thực phẩm từ rau củ tươi như mướp đắng, chân vịt, ... dễ tiêu hóa và dễ nuốt, có tác dụng thanh nhiệt, tránh viêm nhiễm, giải độc. Nên chế biến dưới dạng luộc hay hấp chín.
  • Thực phẩm giàu protein: nguồn dinh dưỡng từ thịt, cá, trứng, sữa, ... là nguồn đạm cần thiết giúp người bệnh nâng cao thể trạng. Để bệnh nhân dễ ăn uống, khi chế biến cần nấu nhừ, nấu dạng cháo, súp.
  • Chú ý uống nhiều nước để giảm đau, đào thải chất độc ra ngoài cơ thể.

Không nên:

  • Ăn thực phẩm cay chua và nóng: người đang điều trị ung thư vòm họng không nên ăn thức ăn có gia vị ớt, hạt tiêu, đồ ăn chua vì sẽ gây kích ứng, thậm chí tổn thương vùng vòm họng.
  • Thịt đỏ: những loại thịt lợn, thịt dê, thịt bò, ... chứa nhiều chất béo no sẽ không có lợi cho sức khỏe. Do vậy, bạn chỉ nên ăn đủ và đúng liều lượng cần thiết.
  • Thực phẩm có hàm lượng muối cao: tránh ăn dưa cà muối, thực phẩm đóng hộp, cá khô, ... bởi nó tác động xấu đến sức khỏe của bệnh nhân.
  • Thực phẩm nhiều đường: nồng độ insulin trong đường có thể thúc đẩy quá trình di căn của ung thư nhanh hơn.
  • Thuốc lá, bia rượu: cần phải loại bỏ ngay càng sớm càng tốt vì chúng sẽ làm tình trạng niêm mạc họng bị thương tổn nặng hơn, ảnh hưởng đến liệu pháp điều trị, ...

Tầm soát ung thư vòm họng ở đâu tại Thành phố Hồ Chí Minh?

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park (Hồ Chí Minh)

Địa chỉ: tại số 208 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 – Quận Bình Thạnh

Điện thoại: 028 3622 1166

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park là một địa chỉ uy tín trong khám và sàng lọc ung thư vòm họng, tuyến giáp với:

  • Đầy đủ phương tiện chuyên môn giúp chẩn đoán, xác định bệnh nhờ công nghệ nội soi, PET-CT scan, CT scan, MRI, xét nghiệm gen - tế bào, chẩn đoán mô bệnh học, ...
  • Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và đạt trình độ chuyên môn cao.
  • Có đầy đủ các phương pháp điều trị cho bệnh nhân như: xạ trị, hóa chất, phẫu thuật, ghép Tế bào gốc, ...
  • Quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân toàn diện và theo hướng cá thể hóa từng người bệnh.

Bệnh viện Ung bướu Tp. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: tại số 3 Nơ Trang Long - Phường 7 – Quận Bình Thạnh

Điện thoại: 028 3843 3021

Bệnh viện Ung bướu Tp. Hồ Chí Minh được đánh giá là một trong những cơ sở y tế thăm khám và điều trị ung thư tốt nhất miền Nam hiện nay. Đây là bệnh viện chuyên khoa giúp sàng lọc ung thư, tầm soát toàn diện cho bệnh nhân. Do vậy, người bệnh có thể an tâm và tin tưởng khi tầm soát ung thư vòm họng ở đây.

Bệnh viện Nhân dân 115

Địa chỉ: tại số 527 Sư Vạn Hạnh - Phường 12 - Quận 10

Điện thoại: 028 3865 4249

Khoa Ung bướu và Y học hạt nhân của Bệnh viện Nhân dân 115 có đầy đủ phương pháp điều trị đa mô thức, đặc biệt chú trọng điều trị chăm sóc giảm nhẹ cho ung thư giai đoạn cuối. Bệnh viện áp dụng kỹ thuật JO-IMRT trong nghiên cứu trị xạ ung thư đầu mặt cổ.

Tại đây cũng trang bị máy PET/CT có khả năng phát hiện tế bào ung thư ở giai đoạn sớm nhất. Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm kết hợp cùng trang thiết bị hiện đại nên bệnh viện đã từng bước tạo uy tín cho riêng mình.

Xem thêm:

  • Gói tầm soát, sàng lọc các bệnh lý về tuyến giáp
  • Dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn đầu bạn cần biết