Khi nào dạy trẻ bắt đầu tập nói hiệu quả "một phát ăn ngay"

Bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng đều mong mỏi trong suốt quá trình chăm lo cho trẻ ngay từ lúc lọt lòng, cho đến khi con cứng cáp và trường thành sẽ được nghe thấy những tiếng bi bô của con thật sớm. Nhưng bạn cần hiểu rằng, để cho trẻ nhanh biết nói phải phụ thuộc rất nhiều vào chúng ta. Bạn phải sẵn sàng dạy cho con những từ đầu tiên, bên cạnh và rèn luyện cho trẻ hàng ngày. Nhưng vấn đề là bố mẹ đã biết khi nào thì dạy trẻ bắt đầu tập nói hay chưa?

Khi nào dạy trẻ bắt đầu tập nói hiệu quả Khi nào dạy trẻ bắt đầu tập nói hiệu quả "một phát ăn ngay"

Thời điểm trẻ có thể tập nói

Bố mẹ có để ý thấy rằng từ sau khi sinh, khi trẻ được 1-2 tháng tuổi thì con hay "tự nói chuyện" một mình? Biểu hiện đó chính là những tiếng ư e nho nhỏ lúc con vừa ngủ dậy, lúc con đói... Và những ngôn ngữ này sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn, khi con ngày càng lớn. Trong giai đoạn từ 4 tháng tuổi, thì bé đã có thể dễ dàng nhận ra các âm thanh xung quanh mình. Trẻ bắt đầu ê a những âm thanh ngộ nghĩnh mà bạn hoàn toàn nghe rõ được, đánh dấu cho khả năng phát âm rõ ràng hơn.

Cũng từ tháng thứ 4 này trở đi, não bộ của trẻ dần được hoàn thiện hơn. Đây cũng là lúc bố mẹ nên dạy cho trẻ tập nói, điều này giúp kích thích sự phát triển giúp cho con làm quen dần với các ngôn ngữ. Khi đó bạn chỉ cần trò chuyện với con nhiều hơn, lặp lại một số từ đơn giản để con có thể bập bẹ nói theo như: baba, mama, bố, bà, cá... Chỉ cần thực hiện đều đặn như vậy, trẻ sẽ nhanh chóng học theo và lưu trữ lại cho mình được vốn ngôn từ nhất định.

vicare.vn-khi-nao-thi-day-tre-bat-dau-tap-noi

Khi trẻ được 4 tháng thuổi, bố mẹ nên thường xuyên trò chuyện cùng con

Tập nói nhưng trẻ có thể bị chậm nói hay không?

Tình trạng chẻ chậm nói là vấn đề chung được rất nhiều ông bố, bà mẹ quan tâm. Đặc biệt là khi họ chứng kiến sự phát triển của những đứa trẻ cùng trang lứa so với con mình, vì thế sẽ có sự so sánh và nghĩ rằng con mình đang mắc phải chứng chậm nói.

Nhưng trên thực tế, sự phát triển giữa các bé là không đồng bộ. Có những đứa trẻ chỉ mới 4 tháng đã bập bẹ được một vài từ đơn lẻ, nhưng có những trường hợp bé con chỉ có thể ậm ừ hoặc ư e theo âm thanh từ bên trong cơ thể phát ra. Nếu lấy cột mốc từ 4 tháng tuổi của trẻ để đánh dấu việc tập nói cho con, thì có thể dễ dàng nhìn thấy sự thay đổi ở trẻ trong những tháng tiếp theo. Chậm nhất là đến 7 tháng, con đã nói được một số từ rành rọt. Có nhấn giọng và lên xuống theo nhịp điệu, vốn từ cũng nhiều hơn. Và giai đoạn sau đó, cho đến 1 tuổi trẻ sẽ tự phát âm ra những từ ngữ hoặc âm thanh khi bạn dạy cho bé. Khi con được 2 - 3 tuổi, là thời điểm bé luyên thuyên rất nhiều câu chữ. Ban đầu bé tập nói chỉ là những từ được ghép lại không hề hoàn chỉnh, ví dụ như đi chơi thì trẻ sẽ chỉ nói chơi... chơi và đưa tay chỉ về hướng để đi. Và càng lớn lên, con sẽ tập nói để tự hoàn chỉnh các câu nói cũng như hiểu và làm theo yêu cầu của bố mẹ như: con không được làm cái gì đó, lấy món đồ vật nào cho bố, bé hay thắc mắc bạn làm cái gì...

Ngược lại nếu trong giai đoạn từ 12 - 24 tháng tuổi khi bạn dạy trẻ tập nói, nhưng cảm thấy con có xu hướng chậm nói thì hãy lưu ý bé sẽ có các biểu hiện: không thường xuyên giao tiếp lại với bạn, ít nói và thường khóc hoặc sử dụng cử chỉ để thay cho lời nói; không nói hoặc không làm theo được những hướng dẫn khi bạn dạy trẻ trong lúc tập nói; không tự phát âm ra những từ ngữ quen thuộc mà bạn đã dạy trước đó; trẻ vẫn chưa nói được nhiều từ khi được 18 tháng tuổi... Đây là những dấu hiệu nhận biết con bạn có thể mắc phải chứng chậm nói, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

vicare.vn-khi-nao-thi-day-tre-bat-dau-tap-noi

Khi tập nói con sẽ chỉ có thể phát âm được những từ đơn lẻ khá đơn giản

Những điều cần biết khi dạy trẻ tập nói

Dạy trẻ tập nói là việc làm vô cùng cần thiết cần đến sự quan tâm và hết lòng của những người làm cha mẹ, chỉ có chúng ta mới là người hiểu được con mình nhất. Chính vì thế để có thể tập nói cho trẻ mang lại hiệu quả, các bậc phụ huynh nên tăng cường trò chuyện cùng con mọi lúc.

Từ khi trẻ còn nhỏ, bạn hãy thực hiện việc này một cách thường xuyên mà không cần quan tâm con có hiểu được ý nghĩa hay không. Hãy cho con biết bạn đang làm gì, hỏi thăm con hôm nay thế nào, con đói chưa, mẹ tắm cho con nhé... Hãy dành thời gian để đọc cho con nghe những quyển sách, những câu chuyện để bé có thêm sự nhạy bén và làm quen với ngôn từ. Không chỉ dạy con tập nói, mà bố mẹ nên kết hợp cả hành động để con có thể hiểu được ý nghĩa của câu nói đó.

Và khi trẻ bắt đầu tập nói được những từ đơn giản, bố mẹ hãy cố gắng phát triển nó thành một câu ngắn. Ví dụ như khi bé nói baba, mẹ hãy hỏi lại baba làm sao, baba ơi, baba lại bế con... Từ đó sẽ giúp trẻ tự linh hoạt, nhớ thêm những câu từ này và nói theo.