Khi nào cần mổ đại tràng?

Bệnh lý đại tràng có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc, một số bệnh cần được mổ, một số khác cần sự kết hợp của cả 2 phương pháp. Vậy khi nào cần mổ đại tràng?

Khi nào cần mổ đại tràng? Khi nào cần mổ đại tràng?

Khi nào cần mổ đại tràng?

Có nhiều bệnh lý của đại tràng và hậu môn, với độ nặng nhẹ khác nhau đến đe dọa tính mạng. Nghiên cứu cho thấy việc tầm soát và điều trị sớm bệnh lý đại tràng có thể cải thiện kết quả điều trị và tỉ lệ sống đáng kể, tuy nhiên có nhiều bệnh nhân chậm trễ hoặc không tìm kiếm phương pháp điều trị vì không rõ về bệnh trạng của mình và các triệu chứng sớm của nó. Sau đây là một số bệnh lý cần mổ đại tràng:

Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng khiến khoảng 140000 mắc mới và gây ra 60000 ca tử vong mỗi năm, tuy nhiên nó chữa lành được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Hơn 90% bệnh nhân trên 40 tuổi, và tăng nguy cơ gấp đôi mỗi 10 năm.

Các yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng là: tiền sử gia đình có người mắc ung thư này, polyp đại trực tràng, viêm loét đại tràng, hoặc ung thư khác.

Phương pháp phát hiện bệnh là thăm khám hậu môn trực tràng và xét nghiệm phân.Ung thư đại trực tràng có thể được phòng ngừa nếu polyp được phát hiện và mổ sớm

Các triệu chứng như thay đổi thói quen đi cầu (táo bón, tiêu chảy xen lẫn), đi cầu ra máu, bạn cần gặp bác sĩ để xác định bệnh ngay

Phẫu thuật được chỉ định trong hầu hết các ung thư đại trực tràng, kèm theo hóa xạ trị.

Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là bệnh lý viêm của ruột già, nó ảnh hưởng khoảng 500000 người, khoảng 30 tuổi, và là yếu tố nguy cơ phát triển thành ung thư đại trực tràng

Các triệu chứng chính báo động một người mắc viêm loét đại tràng là: đi cầu ra máu; đau bụng và chướng bụng; táo bón, tiêu chảy hoặc kết hợp 2 tình trạng này.

Để xác định bệnh, sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ nội soi trực tràng, hoặc nội soi toàn bộ ruột, hoặc sinh thiết viền đại trực tràng

Mặc dù hiện tại chưa có phương pháp nội khoa chữa hẳn viêm loét đại tràng, bác sĩ sẽ kê toa để giảm các triệu chứng. phẫu thuật có thể được xem xét ở các trường hợp mãn tính hoặc khi điều trị nội khoa thất bại. Một trong phương pháp phẫu thuật là cắt toàn bộ đại tràng, trực tràng, hậu môn, và thực hiện hậu môn nhân tạo ra ngoài

Một phương pháp mổ mới cho viêm loét đại tràng là hậu môn nhân tạo ở hồi tràng, trong phương này, bác sĩ sẽ cắt bỏ đại tràng và đại tràng và trực tràng, và sử dụng túi cùng ruột non để thu phân đưa ra da, bảo tồn ống hậu môn, sau khoảng một thời gian thì đóng hậu môn nhân tạo, bệnh nhân có thể đại tiên bằng hậu môn. Phương pháp này hầu như loại bỏ nguy cơ tái phát của viêm loét đại tràng, tuy nhiên, một tỉ lệ nhỏ các bệnh nhân, túi cùng hồi tràng không hoạt động hiệu quả, cần đặt hậu môn nhân tạo vĩnh viễn.

vicare.vn-khi-nao-can-mo-dai-trang-body-1

Bệnh lý túi thừa đại tràng

Túi thừa đại tràng, thường gặp ở người cao tuổi, là sự xuất hiện của một túi rỗng trên thành đại tràng. Viêm túi thừa xảy ra do tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng trong túi thừa

Bằng thăm khám hậu môn trực tràng thường quy, túi thừa có thể được phát hiện.

Bệnh lý túi thừa thường được điều trị bằng chế độ ăn giàu chất xơ, ít chất béo để bình thường hóa chức năng đi cầu, và thuốc giảm đau. Viêm túi thừa đại tràng được điều trị bằng kháng sinh, ăn thức ăn làm mềm phần.

Phẫu thuật để cắt bỏ phần ruột có túi thừa được chỉ định chỉ khi có các đợt triệu chứng tái phát, có biến chứng hoặc độ nặng của cơn đáp ứng kém với điều trị nội khoa. Bệnh có thể được mong chờ là khỏi hoàn toàn, với chức năng đi cầu bình thường.

Trĩ

Trĩ là bệnh lý phổ biến nhất của đại trực tràng, thường xảy ra từ 30 tuổi trở lên

Trĩ ngoại, là trĩ phát triển gần hậu môn, là một khối cứng, thường đau nếu có cục máu đông. Trĩ nội, là trĩ phát triển bên trong hậu môn, thì gây chảy máu hậu môn mà không gây đau và lòi ra ngoài khi đi cầu

Các yếu tố góp phần gây ra và nếu tránh có thể phòng ngừa được trĩ là: gắng sức rặn nhiều khi đi cầu, táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính, mang thai

Các triệu chứng nhẹ có thể được kiểm soát bằng ăn nhiều chất cơ, uống nhiều nước để giảm gắng sức khi đi cầu. Còn các trường hợp nặng, bác sĩ sẽ phẫu thuật trĩ bằng cách thắt búi trĩ bằng dây cao su, tiêm vào khối trĩ làm khối trĩ teo co lại, hoặc phẫu thuật cắt trĩ.

Nứt hậu môn

Nứt hậu môn là một vết xước nhỏ trong rìa hậu môn gây ra bởi đại tiện khô cứng, tiêu chảy hoặc viêm vùng hậu môn trực tràng. Những triệu chứng chính là đau vùng hậu môn, chảy máu vùng hậu môn hoặc ngứa vùng rìa hậu môn.

Khoảng 90% vết nứt hậu môn sẽ tự lành.

Nếu vết nứt hậu môn không tự lành do sẹo hoặc khối cơ dày trong cơ thắt hậu môn trực tràng, phẫu thuật để làm giảm áp lực trong ống hậu môn là cần thiết. Trong trường hợp cần mổ, bệnh nhân sẽ đau trong vài ngày và hoàn toàn lành sau vài tuần, với 90% bệnh nhân không tái phát.

Rò hậu môn

Rò hậu môn là một đường hầm chạy trong hậu môn, hoặc vùng da rìa hậu môn, thường xuất hiện sau một tình trạng nhiễm trùng

Triệu chứng của rò hậu môn là đau, đỏ, sưng rìa hậu môn, bạn có thể chảy máu hậu môn, đau khi đi cầu, hoặc có dịch hôi thối chảy ra từ lỗ gần hậu môn

Rò hậu môn dễ chẩn đoán nếu nó mở ra da, tuy nhiên, một số đường hầm nằm trong da, bác sĩ có thể chỉ định X quang hoặc chụp CT scan hoặc nội soi đại tràng.

Không có phương pháp nội khoa nào điều trị rò hậu môn. phẫu thuật là cắt lỗ dò là phương pháp điều trị duy nhất

vicare.vn-khi-nao-can-mo-dai-trang-body-2

Bệnh lý không cần mổ đại tràng những dễ bị nhầm lẫn

Có một bệnh lý hiên nay đang trở nên phổ biến trong dân số, có biểu hiện như các bệnh lý đại tràng cần mổ tuy nhiên nó lại là bệnh lý nội khoa, là Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý phổ biến của nhóm rối loạn cơ ruột, với các triệu chứng là táo bón, tiêu chảy, hoặc cả 2, kèm theo đau bụng, chướng bụng, hoặc cơn gò bụng.

Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ thực hiện nội soi đại tràng sigma, xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân, chụp X quang vùng bụng dưới, có hoặc không kết hợp với đánh giá tâm lý để phân biệt với các bệnh lý có biểu hiện tương tự khác như ung thư đại trực tràng, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn’s

Với một số bệnh nhân hội chứng ruột kích thích, tư vấn sức khỏe tâm thần và giảm stress có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng, Một số khác, cần chế độ dinh dưỡng giúp làm mềm phân có thể giúp điều trị triệu chứng. Nếu chế độ dinh dưỡng không hiệu quả, bác sĩ có thể kê thuốc để nhu động ruột trở về bình thường.

Bệnh lý đại tràng rất đa dạng, từ nhẹ đến nặng, có cả đe dọa tính mạng, có bệnh điều trị nội khoa được, hoặc nếu thất bại thì mới phẫu thuật, tuy nhiên, một số bệnh cần mổ đại tràng ngay từ đầu.

Xem thêm:

  • Phân biệt dấu hiệu viêm đại tràng mạn tính với các bệnh đường ruột
  • Biến chứng và cách điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt mạn tính
  • Viêm đại tràng mãn tính có chữa được không?