Khi đã tiêm ngừa HPV rồi còn mắc bệnh ung thư cổ tử cung nữa không? Có cần đi khám phụ khoa định kỳ nữa không?
Bệnh ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh nguy hiểm, khó phát hiện cần phòng ngừa và điều trị sớm nếu mắc phải thì mới có cơ hội khỏi bệnh cao. Tiêm ngừa HPV là một trong những khuyến cáo của các tổ chức Y tế để phòng bệnh. Vậy khi đã tiêm ngừa HPV rồi còn mắc ung thư cổ tử cung nữa không? Có cần đi khám sức khỏe định kỳ nữa không?
Khi đã tiêm ngừa HPV rồi còn mắc bệnh ung thư cổ tử cung nữa không? Có cần đi khám phụ khoa định kỳ nữa không?
Bệnh ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh nguy hiểm, khó phát hiện cần phòng ngừa và điều trị sớm nếu mắc phải thì mới có cơ hội khỏi bệnh cao. Tiêm ngừa HPV là một trong những khuyến cáo của các tổ chức Y tế để phòng bệnh. Vậy khi đã tiêm ngừa HPV rồi còn mắc ung thư cổ tử cung nữa không? Có cần đi khám sức khỏe định kỳ nữa không?
1. Bệnh ung thư cổ tử cung tại Việt Nam
Mỗi ngày tại Việt Nam có 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung cũng như 14 trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
Mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục, bệnh này phổ biến thứ hai ở phụ nữ Việt trong độ tuổi 15 - 44.
Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn hầu như không có biểu hiện. Chỉ đến giai đoạn muộn hơn thì bệnh nhân có thể biểu hiện mệt mỏi hay quan hệ tình dục ra máu, kém ăn, sụt cân.
2. Khi đã tiêm ngừa HPV rồi còn mắc bệnh ung thư cổ tử cung nữa không?
Tiêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu diệt virus HPV trước khi chúng xâm nhập vào cổ tử cung để gây bệnh.
Tiêm ngừa HPV sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi phụ nữ được chủng ngừa kết hợp với khám tầm soát định kỳ.
Virus HPV có khoảng 120 chủng khác nhau, trong đó có 30 - 40 chủng liên quan đến tổn thương đường sinh dục. Nhiễm HPV chủng 16 và 18 là nguyên nhân thường gặp gây ung thư cũng như tổn thương tiền ung thư cổ tử cung hay âm hộ, âm đạo.
Nhiễm HPV chủng 6 và 11 dễ gây mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Vắc-xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung chủ yếu ngừa nhiễm HPV dễ gây ung thư cổ tử cung chủng 16 và 18, vắc-xin phòng ngừa mụn cóc sinh dục (chủng 6 và 11). Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Do đó, để phòng ngừa hiệu quả thì bạn nên tiêm ngừa HPV khi chưa quan hệ tình dục.
Hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo tiêm ngừa HPV cho bé gái 11-12 tuổi nhưng cũng có thể tiêm từ 9 - 18 tuổi khi chưa quan hệ tình dục.
Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo thời điểm hiệu quả nhất để tiêm ngừa HPV cho bé gái và phụ nữ trẻ là trước khi họ có quan hệ tình dục.
Lịch tiêm vắc xin là ba mũi, mũi thứ hai nhắc lại sau hai tháng, mũi thứ ba nhắc lại sau sáu tháng.
Lưu ý là phụ nữ đang trong thời gian mang thai không tiêm ngừa.
Tiêm ngừa HPV không đảm bảo chị em sẽ không mắc bệnh ung thư cổ tử cung nữa bởi còn nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra ung thư cổ tử cung.
3. Có cần đi khám phụ khoa định kỳ nữa không khi đã tiêm ngừa HPV
Có cần đi khám phụ khoa định kỳ nữa không khi đã tiêm ngừa HPV là cũng thắc mắc của không ít người. Câu trả lời cho bạn là những người đã tiêm ngừa HPV vẫn phải tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ qua xét nghiệm tế bào cổ tử cung bởi có nhiều nguyên nhân khác gây ung thư cổ tử cung chứ không chỉ nhiễm HPV.
Ngoài ra, từ 35 tuổi trở đi, HPV tồn tại dai dẳng trong cơ thể người bệnh và có thể trở thành tế bào ung thư. Ở giai đoạn này bạn phải tầm soát tế bào thường xuyên hơn và định kỳ hơn.
Các chị em phụ nữ nên tạo thói quen đi khám sức khỏe định kỳ hằng năm và làm xét nghiệm tìm tế bào cổ tử cung như xét nghiệm PAP để tìm kiếm những tế bào tiền ung thư trong cổ tử cung và xét nghiệm HPV. Nếu kết quả xét nghiệm PAP bình thường thì nguy cơ biến đổi tế bào để xuất hiện ung thư cổ tử cung rất thấp. Khi cả hai xét nghiệm PAP và HPV bình thường thì bạn chỉ cần làm lại các xét nghiệm này sau mỗi ba năm.
Xem thêm:
- Tiêm phòng HPV sau bao lâu thì được quan hệ tình dục?
- Phụ nữ căng thẳng và trầm cảm dễ nhiễm HPV
- Trước khi tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm và khám tổng quát hay không?