Khi bị ngộ độc nên ăn gì và uống gì?

Có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề khi bị ngộ độc nên ăn gì và uống gì? để nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải quyết bằng bài viết mà HoiBenh cung cấp dưới đây.

Khi bị ngộ độc nên ăn gì và uống gì? Khi bị ngộ độc nên ăn gì và uống gì?

Ngộ độc là một vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống hằng ngày. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới ngộ độc như: thức ăn bị ôi thiu, trong thực phẩm đã có sẵn chất độc hay ngộ độc do ký sinh trùng gây nên ...Nếu không may mắc phải người bệnh sẽ mệt mỏi, nôn mửa dẫn đến tình trạng mất nước kiệt sức. Do vậy, rất nhiều người quan tâm đến vấn đề khi bị ngộ độc nên ăn gì và uống gì? để nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải quyết bằng bài viết mà HoiBenh cung cấp dưới đây.

Ngộ độc là gì và cách nhận biết?

Ngộ độc là là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... Người bị ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện các triệu chứng như: nôn mửa, tiêu chảy,sốt, đau bụng....Ngộ độc không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn khiến tinh thần người bệnh mệt mỏi, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.

hitori

Ngộ độc nặng có thể dẫn đến tử vong

Khi bị ngộ độc nên ăn và uống gì?

Bị ngộ độc có thể nhanh chóng làm bạn mệt mỏi kiệt sức, vì vậy hãy tận dụng ngay những nguyên liệu sẵn có tại nhà để chóng lại nó một cách hiệu quả.

Tỏi

Với tính chất kháng khuẩn, chống lại virus, tỏi được xem là một trong những loại thuốc tốt nhất trị ngộ độc. Nó có thể làm chậm và chấm dứt triệu chứng tiêu chảy và giảm đau bụng. Khi bị ngộ độc, bạn chỉ cần ăn một tép tỏi khi dạ dày còn đang trống rỗng để hỗ trợ cơ thể khi bị ngộ độc.

Chuối

Chuối là nguồn cung cấp kali, giúp chống lại nôn và cơn buồn nôn một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, ăn một quá chuối vào thời điểm bị ngộ độc sẽ giúp bạn dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra, chuối còn giúp phục hồi năng lượng trở lại cho bạn.

Gừng

Ngộ độc thường khiến bạn buồn nôn, ợ nóng, mệt mỏi. Trong lúc này, chỉ cần một tách trà gừng có thể làm dịu các triệu chứng đó và ngăn chặn vi khuẩn tấn công. Hoặc đơn giản hơn, bạn cũng có thể ngậm một lát gừng để ngăn buồn nôn.

tra gung

Gừng giúp bạn ngăn buồn nôn, mệt mỏi

Chanh

Để diệt vi khuẩn gây ngộ độc, chanh là một sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Các thành phần trong chanh có thể giúp chống viêm, kháng khuẩn và diệt virus sẽ hỗ trợ cơ thể khi bị ngộ độc. Bạn có thể uống một ly nước chanh ấm l để làm sạch hệ thống đường ruột của bạn.

Giấm táo

Để giảm tối đa các triệu chứng của ngộ độc gây nên, điều bạn nên nghĩ đến đầu tiên là giấm táo.Với tác dụng kiềm, giấm táo có thể tiêu diệt các vi khuẩn và làm dịu đường tiêu hóa của bạn. Cách làm: rất đơn giản bạn chỉ cần trộn 2 muỗng cà phê giấm táo vào một cốc nước nóng và uống ngay bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả mà nó mang lại.

Húng quế

Thảo mộc này là một trong những biện pháp tốt nhất đối với người bị ngộ độc. Các đặc tính kháng khuẩn có trong hung quế sẽ tiêu diệt vi khuẩn, virus và làm bớt đi khó chịu ở bụng. Khi bị ngô độc bạn hãy uống một cốc nước ép húng quế và thêm một chút mật ong nữa thì càng tốt.

Trà bạc hà

Cơn đau bụng khi bị ngộ độc sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu, đứng ngồi không yên. Trong lúc này, trà bạc hà sẽ cứu trợ bạn. Chỉ cần uống từng ngụm trà nhỏ trong ngày sẽ giúp thư giãn các dây thần kinh và sức khỏe của bạn sẽ nhanh chóng phục hồi trở lại.

tra bac ha

Uống trà bạc hà để thư giãn và giúp bạn hồi phục

Canh gà

Sau khi ngộ độc, nếu có ngay một bát canh gà bạn sẽ nhanh chóng phục hồi năng lượng. Đây là một trong những cách tốt nhất dành cho người bị ngộ độc.

Sơ cứu khi bị ngộ độc thức ăn

- Nếu bị ngộ độc thức ăn, khẩn trương gây nôn cho bệnh nhân, nôn càng nhiều càng tốt để tống hết thức ăn ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng.

- Sau đó nên uống 1 tuýp than hoạt, uống oresol bù điện giải.

Lưu ý, chỉ gây nôn khi bệnh nhân tỉnh và không gây nôn nếu bệnh nhân là trẻ em, vì trẻ rất dễ bị sặc. Khi đã hết nôn, pha bốn muỗng cà phê đường và 1/2 muỗng cà phê muối vào một lít nước cho người bệnh uống để không bị mất nước.

-Nếu bị co giật và ngừng thở, ngừng tim phải cấp cứu cho bệnh nhân bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Nếu bệnh nhân hôn mê, để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên phòng chất nôn sặc vào phổi. Phải kịp thời đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện sớm nhất

Với những xử trí nhanh nhẹn, kịp thời cho người thân khi bị ngộ độc do thực phẩm, uống thuốc... bạn sẽ hạn chế được tình trạng nguy hiểm của họ.


non

Khi bị ngộ độc thức ăn, bãn phải gây nôn càng nhanh càng tốt

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thức ăn tại nhà

Người bị ngộ độc thường có biểu hiện: nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng... khiến cơ thể mệt mỏi, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Khi nhận thấy những biểu hiện ngộ độc như trên cần biết cách xử trí kịp thời: Nếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6h thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn.

Cách thực hiện: Với người lớn dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn.

Sơ cứu với trẻ em: Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn có khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.


so cuu

Ngộ độc thức ăn có thể dẫn đến tử vong

Với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6h, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì cần xử trí bằng cách:

- Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo...để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.

- Dùng chất kết tủa: nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân...) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.

- Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit... có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

Lưu ý: tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở Y tế để được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.

>>> Xem thêm: Cách điều trị ngộ độc thức ăn ngay tại nhà
sdfg

Ngộ độc thức ăn sau 6 giờ, bạn cần dùng một số chất giải độc

Phòng bệnh hơn điều trị bệnh

Việc ăn uống là do sự chủ động của từng cá nhân nên cách phòng bệnh cũng không quá khó nếu bạn thực hiện các phương pháp sau:

- Luôn giữ các loại thực phẩm từ sữa, rau củ sống trong ngăn mát tủ lạnh

- Rã đông thịt bằng cách hạ dần nhiệt độ từ ngăn đông chuyển sang ngăn mát, tuyệt đối không để thịt ra ngoài mới rã đông.

- Luôn rửa sạch tay trước khi làm bếp, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

- Cần nấu chín kỹ các loại thịt như: thịt gà, thịt bò, thịt heo. Tuyệt đối không ăn các món chín tái vì rất dễ gây ngộ độc.

Cách phòng ngừa ngộ độc thức ăn

Để hạn chế ngộ độc thực phẩm 1 cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:

Ăn thức ăn thịt cá tươi sống, rau quả tươi, trứng còn nguyên vẹn không nứt vỏ, trứng cũ.

Không ăn đồ hộp đóng gói, nếu ăn phải nấu chín kỹ các thức ăn đồ hộp trước khi ăn.

Không ăn bơ, sữa hay các sản phẩm từ bơ sữa để quá lâu.

Thịt cá tươi cần bỏ vào bao sạch để vào ngăn đá của tủ lạnh. Nếu lấy ra nấu thì cần ăn hết, không nên lấy ra rã đông rồi cất lại để dành.

Thức ăn để tủ lạnh chỉ dược 1-2 ngày là không nên ăn vì vi khuẩn có thể phát triển trong đó.

Thức ăn có mùi lạ phải bỏ đi.

Không ăn cá thịt ươn hay vừa mới bắt đầu ươn.

Đi du lịch, cẩn thận khi ăn uống dọc đường, bởi mỗi vùng miền có một tục quán ăn uống, nếu bị bệnh đường ruột cần hạn chế và tránh ăn những thức ăn lạ

>>> Xem thêm: Ngộ độc thực phẩm là gì?