Khi bị ho khan, sốt, chảy nước mũi, mọc đốm đỏ có phải là triệu chứng của bệnh sởi không?
Sởi là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em và khi không có phương pháp ngăn chặn kịp thời, sẽ lây lan thành dịch. Vì vậy mà các biểu hiện của bệnh sởi thường rất được các vị phụ huynh quan tâm để phòng bệnh – chữa bệnh cho con. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về bệnh sởi cũng như một số biểu hiện cụ thể của loại bệnh này.
Khi bị ho khan, sốt, chảy nước mũi, mọc đốm đỏ có phải là triệu chứng của bệnh sởi không?
Sởi là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em và khi không có phương pháp ngăn chặn kịp thời, sẽ lây lan thành dịch. Vì vậy mà các biểu hiện của bệnh sởi thường rất được các vị phụ huynh quan tâm để phòng bệnh – chữa bệnh cho con. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về bệnh sởi cũng như một số biểu hiện cụ thể của loại bệnh này.
1. Bệnh sởi là gì? Những nguyên nhân dẫn đến bệnh sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm đã xuất hiện từ lâu, được gây ra bởi virus sởi họ Paramyxoviridae – một dạng virus hình cầu. Sức chịu đựng của loại virus này tương đối kém, dễ bị chết trong môi trường thông thường thư ánh sách mặt trời, khử trùng, nhiệt độ trung bình – cao (khoảng 56 độ C).
Bệnh sởi có tỷ lệ lây nhiễm rất cao. Có đến 90% người tiếp xúc với bệnh nhân sởi sẽ bị lây (trừ trường hợp đã chích ngừa). Chính vì thế, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này thường do:
- Lây nhiễm trực tiếp qua đường hô hấp.
- Lây nhiễm gián tiếp khi gặp virus sởi trong điều kiện ngoại cảnh (ít gặp bởi virus sởi thường khó tồn tại trong điều kiện ngoài).
Bệnh lý này thường gặp ở trẻ em từ khoảng 1 đến 4 tuổi. Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, do còn miễn dịch từ mẹ nên khó mắc bệnh. Ở người lớn, nếu từ nhỏ đã mắc bệnh này thì sẽ sinh ra kháng thể, do đó cũng sẽ khó mắc lại.
Sởi thường phát dịch vào ngày đông xuân do lúc này thời tiết thuận lợi, nhiệt độ không cao. Tỷ lệ tử vong của bệnh là rất thấp, ở các nước phát triển chỉ rơi vào khoảng 0.02% và ở nước đang phát triển là 0.3% - 0.7%.
Hiện nay, dịch sởi đã được ngăn chặn và phòng ngừa hiệu quả bởi sự ra đời của vacxin sởi. Điều này đã giúp nhiều bậc cha mẹ yên tâm hơn khi đưa con đến trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng tiêm phòng, và không phải tự nhiên mà sởi có thể phát thành dịch. Khi xuất hiện một số biểu hiện của bệnh sởi ở mục 2 tiếp đây, bạn cần phải cẩn thận!
2. Những biểu hiện của bệnh sởi cần biết
Khi virus sởi xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ nhân lên ở vùng tế bào biểu mô đường hô hấp cũng như các bạch huyết gần đó. Tiếp theo, chúng sẽ xâm nhập vào máu. Thời kỳ này là thời kỳ ủ bệnh (hay nung bệnh), thường sẽ không biểu hiện triệu chứng ra ngoài. Thời kỳ ủ bệnh này sẽ kéo dài khoảng 8 đến 11 ngày.
Sau đó, ở thời kỳ khởi phát, virus sởi sẽ theo các bạch cầu để vào phủ tạng của cơ thể (bao gồm hạch, lách, phổi, da...) để gây tổn thương cho các cơ quan này. Cơ thể lúc này sẽ biểu ra một số triệu chứng lâm sàng như:
- Sốt.
- Chảy nước mũi, ho khan và mắt có kèm nhèm, mi mắt sưng.
- Ở ngày thứ hai xuất hiện một số nội ban hay còn gọi là hạt Koplick trắng nhỏ, số lượng từ vài đến vài chục nốt, mọc ở vùng niêm mạc má. Các hạt này sẽ biến mất sau 2 ngày. Đây cũng là biểu hiện của bệnh sởi cực kỳ tiêu biểu.
- Nếu bạn làm xét nghiệm trong thời gian này, kết quả sẽ là bạch cầu tăng vừa và tăng Neutro.
Tiếp đến là thời kỳ toàn phát. Lúc này, các biểu hiện sẽ dần rõ rệt hơn:
- Khoảng ngày thứ 4 đến ngày thứ 6, ban đỏ sẽ xuất hiện và mọc rải rác. Trình tự xuất hiện của ban sẽ lần lượt là sau tai, sau đó lan ra mặt, lan xuống vùng ngực và tay, chân, lưng.
- Trong vòng liên tục 6 ngày, ban sẽ mọc lên toàn thân và lặn dần.
- Cũng trong lúc này, toàn thân của bạn sẽ sốt cao và mệt mỏi, dần hết.
- Ở giai đoạn này, nếu bạn đi xét nghiệm, bạch cầu sẽ giảm và neutron giảm, còn lympho tăng.
Cuối cùng, sau thời gian vừa đủ, trong cơ thể sẽ sinh ra các kháng thể cần thiết và tiến đến thời kỳ lui bệnh. Các ban trên cơ thể sẽ biến mất theo thứ tự mọc của chúng. Toàn thân của bạn sẽ dần hồi phục như chưa từng bị bệnh.
Như vậy, những triệu chứng trong câu hỏi đầu bài cũng trùng hợp nằm trong các biểu hiện của bệnh sởi và báo hiệu nó đang có khả năng tấn công bạn. Như vậy, việc điều trị sởi sẽ diễn ra như thế nào?
3. Phòng chống – điều trị bệnh sởi cần được thực hiện như thế nào?
Điều trị
Như đã nói ở mục 2 thì bệnh sởi sẽ không cần bất kỳ điều trị nào vẫn có thể tự hết. Thậm chí, khi qua đi, nó còn để lại kháng thể trong bạn, bảo vệ bạn không còn bị sởi lần nữa. Tuy nhiên, nếu như bạn không săn sóc sức khỏe đúng cách trong thời gian này, sởi sẽ đem lại cho bạn vô vàn các biến chứng nguy hiểm về hô hấp, thần kinh, ...
Một số việc cần làm khi bị sởi là:
- Sử dụng các phương pháp vật lý hay các loại thuốc hạ sốt để giảm thân nhiệt.
- Uống thuốc ho và long đờm theo chỉ định của bác sỹ.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng để tạo đề kháng cho cơ thể.
- Cần sát trùng mũi họng thường xuyên.
- Nếu có biến chứng hoặc mắc phải sởi ác tính, cần dùng kháng sinh, corticoid theo đúng liều lượng chỉ định.
Phòng chống
Tất nhiên, nếu như đã mắc phải bệnh này rồi, dường như bạn không còn phải lo lắng mắc lại nữa. Nhưng ở những người chưa từng bị thì sao? Việc phòng chống là cực kỳ cần thiết!
Hãy nhanh chóng tiêm vacxin sởi để giảm độc lực của loại virus này. Ở trẻ em từ 6 đến 9 tháng tuổi, việc tiêm phòng càng được khuyến khích.
Như vậy, với các thông tin trên về biểu hiện của bệnh sởi cũng như cách điều trị, phòng chống căn bệnh này, hy vọng bạn đọc sẽ có cách đối phó tối ưu nhất với căn bệnh này.
Xem thêm:
- Sởi tiêm mấy mũi là đúng quy trình tiêm phòng
- Trẻ đã tiêm phòng sởi liệu có bị lại không?