Khi bị đau tức cửa mình sau sinh chị em cần làm ngay điều này

Sau khi sinh em bé, phần lớn chị em sẽ cảm thấy đau tức cửa mình, điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì nó rất phổ biến. Tuy tình trạng đau tức cửa mình sau sinh thường sẽ không kéo dài quá lâu, nhưng việc bỏ túi một số cách khắc phục đau tức cửa mình sau sinh sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Khi bị đau tức cửa mình sau sinh chị em cần làm ngay điều này Khi bị đau tức cửa mình sau sinh chị em cần làm ngay điều này

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau tức cửa mình sau sinh

Do quá trình sinh nở tự nhiên

Đau tức cửa mình sau sinh là một tình trạng thường gặp với mức độ nặng hay nhẹ, kéo dài hay không còn tùy vào cơ địa mỗi người. Tuy nhiên, tình trạng đau tức cửa mình có liên quan mật thiết đến phương pháp sinh đẻ tự nhiên và chế độ chăm sóc cơ thể sau sinh của mẹ.

Trong quá trình chuyển dạ, đáy chậu của phụ nữ - khu vực ở giữa âm đạo và trực tràng (đoạn ruột phía trên hậu môn) có thể bị giãn dài quá mức do áp lực khi đẩy thai ra ngoài, dẫn đến rách và bị tổn thương. Đây là lý do chính khiến phụ nữ bị đau tức cửa mình sau sinh.

Cơn đau hậu sản này có thể tồi tệ hơn nếu mẹ bị cắt tầng sinh môn, dễ hiểu hơn đó là khi bác sĩ chủ động thực hiện một vết cắt nhỏ để mở rộng âm đạo, trợ giúp em bé dễ dàng ra ngoài hơn và hạn chế việc rách bị động cho mẹ.

Do táo bón sau sinh

Một nguyên nhân khác gây đau tức cửa mình sau sinh đó chính là táo bón - tình trạng cực kỳ phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Táo bón còn gây cảm giác tức bụng, khó khăn khi đi đại tiện. Đôi khi trong quá trình sinh em bé, người mẹ dùng sức quá nhiều dẫn đến việc hình thành và phát triển bệnh trĩ hoặc xuất hiện vết nứt ở hậu môn, cảm giác rất khó chịu và đau đớn.

Tuy nhiên, chị em đừng quá lo lắng, tình trạng này sẽ dần dần cải thiện theo thời gian, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lí.

vicare.vn-khi-bi-dau-tuc-cua-minh-sau-sinh-chi-em-can-lam-ngay-dieu-nay-body-1

Thời gian hồi phục đau tức cửa mình sau sinh

Đối với những phụ nữ sinh thường (sinh tự nhiên qua ngã âm đạo): toàn bộ vùng sinh dục và trực tràng sẽ sưng lên sau khi sinh do vừa trải qua một quá trình khá đau đớn, cơn đau còn lại thường chỉ kéo dài trong 1 - 3 ngày và cảm thấy khó chịu ở khu vực vùng kín sẽ kéo dài trong khoảng 3 đến 5 tuần.

Các chị em phụ nữ sinh thường, kèm theo vết rách âm đạo hoặc thủ thuật rạch tầng sinh môn chủ động thì vết thương sẽ lành trong khoảng từ 7 đến 10 ngày, cảm giác đau (có thể do tâm lí) và nhạy cảm tại vùng kín sẽ kéo dài trong tối đa 6 tuần.

Đối với chị em sinh mổ, chị em thường không gặp tình trạng đau tức cửa mình sau sinh mà cơn đau thường tập trung ở khu vực bụng dưới (nơi bị rạch ra để lấy thai), cơn đau thường kéo dài trong khoảng 1 - 2 tuần.

Cách khắc phục tình trạng đau tức cửa mình sau sinh hiệu quả

Khi bị đau tức cửa mình sau sinh, chị em thường cảm thấy rất khó chịu và nhạy cảm, luôn rất ngần ngại trong việc đi lại cũng như sinh hoạt hàng ngày không được tự nhiên. Sau đây là những cách đơn giản giúp chị em giảm cảm giác đau tức cửa mình sau sinh nhanh và hiệu quả:

  • Vệ sinh cửa mình sạch sẽ mỗi ngày bằng nước ấm, sạch và thao tác nhẹ nhàng.
vicare.vn-khi-bi-dau-tuc-cua-minh-sau-sinh-chi-em-can-lam-ngay-dieu-nay-body-2
  • Dùng nước đá nghiền gói trong một chiếc khăn mềm và sạch hoặc sử dụng một túi chứa nước lạnh chườm vào âm đạo, thực hiện liên tục cách nhau vài giờ trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh.
  • Mẹ có thể ngâm mình trong bồn tắm nhỏ chứa nước ấm (không cần ngâm cả người, chỉ cần hông và mông của mẹ ngập trong nước) trong khoảng 20 phút, lặp lại vài lần mỗi ngày.
  • Trong một vài trường hợp, chị em sau sinh có thể nhờ đến sự hỗ trợ của y khoa, hãy thử đến gặp bác sĩ và đề nghị giúp đỡ, bác sĩ sẽ chỉ cho bạn sử dụng một số loại thuốc tê tại chỗ dưới dạng thuốc xịt, kem bôi, thuốc mỡ hoặc một số loại thuốc giảm đau không ảnh hưởng đến sữa mẹ.
  • Sau khi sinh, phụ nữ nên nằm bất động trên giường từ 8 - 10 giờ sau đó nên tập ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng để giúp cơ thể thích nghi dần và hạn chế đau sau sinh. Lưu ý ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, chậm rãi để tránh bị choáng.
  • Người mẹ sau sinh rất cần thiết được nghỉ ngơi nhiều, mẹ nên nằm nghiêng sang một bên, nên tránh phải đứng hoặc ngồi quá lâu trong giai đoạn vừa mới sinh xong. Nếu mẹ cần phải ngồi, có thể sử dụng một chiếc gối mềm để kê dưới ghế và nên siết chặt cơ mông trước khi ngồi xuống.
  • Không nên mặc quần áo bó sát, đặc biệt là đối với đồ lót. Đồ lót quá bó sẽ chà xát và kích thích khu vực cửa mình, khiến bạn cảm thấy đau hơn và làm chậm sự hồi phục của các vết thương. Vì thế, phụ nữ sau sinh nên mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát.
  • Trong trường hợp bạn bị đau cửa mình sau sinh kèm theo táo bón, hãy uống thật nhiều nước và nên bỏ qua sự e dè để đi tiểu thường xuyên, đừng nín nhịn. Bên cạnh đó, táo bón cũng được cải thiện rất nhiều khi mẹ xây dựng cho mình một chế độ ăn nhiều chất xơ, giúp phân di chuyển trong lòng ruột dễ dàng hơn. Một số trường hợp có thể liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc nhuận tràng nếu cần.
  • Cần kiêng quan hệ tình dục sau sinh ít nhất 1 tháng hoặc lâu hơn tùy theo quá trình hồi phục của cơ thể.
  • Nếu người mẹ có vết may tầng sinh môn, nên kiểm tra thường xuyên về màu sắc có bầm tím, tụ máu, mủ hay sưng to hay không, bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có). Nếu cơ thể hồi phục tốt và vết may bằng chỉ không tan thì mẹ có thể cắt chỉ vào ngày thứ 5 sau sinh.

Xem thêm:

  • Đau âm đạo sau khi sinh có sao không?
  • Cần làm gì khi bị đau xương chậu sau sinh
  • Chế độ ăn sau sinh giúp mẹ không còn đau đớn