Khi bị cận thị thì nên phẫu thuật hay chỉ đeo kính?
Hiện nay, có nhiều phương pháp để chữa trị tật cận thị, trong đó người bệnh có thể đeo kính hoặc có mổ mắt cận. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Vậy khi bị cận thị thì nên phẫu thuật hay chỉ đeo kính?
Khi bị cận thị thì nên phẫu thuật hay chỉ đeo kính?
Hiện nay, có nhiều phương pháp để chữa trị tật cận thị, trong đó người bệnh có thể đeo kính hoặc có mổ mắt cận. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Vậy khi bị cận thị thì nên phẫu thuật hay chỉ đeo kính?
Tật cận thị là gì?
Cận thị là tình trạng mắt không thể nhìn thấy các vật ở xa nhưng các đối tượng gần có thể thấy rõ. Nguyên nhân gây là tình trạng cận thị có thể là do nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong, điều đó nghĩa là thay vì tập trung ở võng mạc, các tia sáng khi đi vào mắt lại tập trung phía trước võng mạc và điều này dẫn đến tình trạng nhìn mờ. Tình trạng này có thể diễn tiến dần dần hoặc nhanh chóng, thường trở nên nặng hơn ở thời thơ ấu và niên thiếu.
Tật cận thị đang càng ngày càng trở nên phổ biến hơn, tập trung chính ở nhóm thiếu thi, thanh thiếu niên và lớp trẻ cần phải học tập và làm việc nhiều trong môi trường trong nhà, sách vở, máy tính, điện thoại... Số người mắc bệnh cận thị ở khu vực thành thị cũng lớn hơn nhiều so với các vùng nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa.
Đeo kính cận thị
Đeo kính cận là giải pháp truyền thống từ xưa tới nay cho mọi tật khúc xạ bao gồm cả cận thị. Đây là giải pháp tuyệt đối an toàn và có thể sử dụng cho mọi đối tượng từ già tới trẻ, cận nặng hay cận nhẹ. Tuy nhiên cặp kính lại gây ra một số bất tiện nhất định như vướng víu trong quá trình vận động thể dục thể thao, tính thẩm mỹ không cao, thường gây lóa khi chụp ảnh, bị mờ khi trời lạnh ẩm hoặc trời mưa...Bên cạnh đó, sự ra đời của kính áp tròng đã giúp khắc phục mọi nhược điểm của cặp kính cận truyền thống. Với chất liệu làm bằng nhựa dẻo, rất nhẹ dịu đối với mắt. Ngoài loại kính áp tròng trong suốt thông thường giúp cải thiện tầm nhìn, còn có nhiều loại kính màu thời trang, giúp tạo màu mắt giả, tăng tính thẩm mỹ cho người sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng kính áp tròng trong một thời gian dài lại tiềm ẩn một số nguy cơ không tốt cho đôi mắt. Nguyên nhân là do kính áp tròng ngăn giác mạc tiếp xúc với không khí nên có thể gây thiếu oxy cho mắt, khiến mắt bị khô, do đó không được đeo trong thời gian quá dài liên tục.Bên cạnh đó, thao tác đeo kính và chăm sóc kính cũng cần hết sức tỉ mỉ và phải nhẹ nhàng đúng chuẩn, cần phải giữ gìn vệ sinh cẩn thận để tránh làm kích ứng mắt hay viêm nhiễm. Kính áp tròng cần được thay khi tới hạn sử dụng để đảm bảo chất lượng và sức khỏe cho mắt. Một điều đáng lưu ý khác là nếu đeo kính áp tròng cũng khiến mắt phải làm việc với cường độ cao hơn và nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm về mắt cũng có khả năng cao hơn.Mặc dù có một số nhược điểm như kể trên, đeo kính vẫn được rất nhiều người lựa chọn bởi chi phí bỏ ra cho một cặp kính tốt là rất rẻ so với mổ mắt, việc mua và sử dụng kính cũng tương đối dễ dàng và có thể thực hiện ở nhiều nơi.
Phẫu thuật mắt cận thị
Trước kia, mổ mắt cận thị được coi là một phương pháp nguy hiểm với tỉ lệ rủi ro rất cao. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian trở lại đây công nghệ phẫu thuật cận thị đã phát triển hơn rất nhiều với các phương pháp Lasik (lasik thường, femto lasik,...) và tiên tiến nhất là Relex Smile với độ an toàn và thành công rất cao – trên 97%. Thời gian thực hiện nhanh chóng, không đau đớn, có thể nhìn rõ như bình thường chỉ 1 - 2 ngày sau khi mổ và sau đó sẽ ổn định dần trong vòng 3 - 6 tháng. Đa số người mổ cận xong đều không còn bị phụ thuộc vào cặp kính nữa trừ một số người có độ cận quá cao trước khi mổ.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm như chi phí cao (rơi vào khoảng từ 15 triệu tới 70 triệu), khi phẫu thuật xong cần phải kiêng cữ cẩn thận để chống nhiễm trùng và không bị tái cận. Không được để nước vào mắt trong khoảng 1 tuần, không lái ô tô, đi máy bay và vận động mạnh trong thời gian đầu sau mổ, hạn chế sử dụng các thiết bị màn hình điện tử... Ngoài ra, để có thể thực hiện các phẫu thuật mắt, người bị cận cần phải trên 18 tuổi, có độ cận ổn định không thay đổi quá 0.5 độ trong vòng 6 tháng, không mắc một số bệnh như suy giảm miễn dịch, tiểu đường, phụ nữ đang mang thai và cho con bú cũng không nên mổ cận.
Có thể nói đeo kính và mổ mắt đều là hai cách tốt để khắc phục bệnh cận thị. Vậy nên nhiều người vẫn luôn phân vân khi bị cận thị thì nên phẫu thuật hay chỉ đeo kính. Đây thực sự là câu hỏi khó để có thể đánh giá chính xác phương pháp nào là tốt hơn, bởi chúng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nên tùy vào sức khỏe, độ tuổi, nhu cầu cá nhân và khả năng tài chính mà bạn có thể sử dụng một trong hai phương pháp để điều chỉnh tật cận thị. Cần có tư vấn của bác sĩ để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Xem thêm :
- 7 địa chỉ mổ mắt cận thị chất lượng tại Hà Nội
- Cận thị nên uống thuốc gì?
- Cận thị có nên đeo kính thường xuyên không?