Khi bị bệnh rụng tóc khám ở đâu?

Để điều trị bệnh rụng tóc hiệu quả thì việc đầu tiên đó chính là xác định nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ ảnh hưởng của nó. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị sớm.

Khi bị bệnh rụng tóc khám ở đâu? Khi bị bệnh rụng tóc khám ở đâu?


Hiểu đúng về bệnh rụng tóc

Trung bình, trên đầu của mỗi người có khoảng hơn 100.000 sợi tóc và chúng đều trải qua các thời kỳ: sinh trưởng, ngừng sinh trưởng và rụng. Thời kỳ sinh trưởng kéo dài 2 - 6 năm. Lúc đó, các tế bào tủy tóc phân chia dồi dào làm tóc liên tục mọc dài ra. Tốc độ sinh trưởng của tóc khoảng 1cm mỗi tháng. Tiếp theo là thời kỳ ngừng sinh trưởng kéo dài khoảng 2 - 3 tháng, tóc không mọc dài ra và cũng không rụng đi.

Ở tuổi thành niên, có khoảng 5% số sợi tóc thuộc vào thời kỳ ngừng sinh trưởng. Khi hết vòng đời, chúng rụng đi nhưng lại được thay thế bằng một sợi khác đang mọc ra. Vào mùa xuân hay mùa thu, tóc hay bị rụng nhiều hơn. Những khi bạn nhìn thấy tóc rụng trong bồn rửa mặt, bồn tắm hay rải rác trong nhà là dấu hiệu không bình thường.

Bệnh rụng tóc được xác nhận khi số lượng tóc rụng mỗi ngày vượt quá 100 sợi - so với bình thường hàng ngày mỗi người rụng từ 10-30 sợi.

Bạn có thể kiểm tra bằng cách: sau 3 ngày gội đầu bằng dầu gội, kẹp một lọn tóc khoảng 10 sợi giữa hai ngón tay cái, tay trỏ và kéo mạnh. Nếu có hơn hai sợ bị rụng là dấu hiệu xấu.

vicare.vn-rung-toc-kham-o-dau-3

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rụng tóc.

Phương pháp điều trị rụng tóc

Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ sau khi được thăm khám, thông thường, bệnh rụng tóc được điều trị như sau:

Rụng tóc do yếu tố cơ - lý - hóa: Tết tóc, bện tóc quá chặt, tóc bị căng kéo, uốn tóc bằng lược nóng, hóa chất gây gãy, rụng, biến dạng. Để khắc phục, cần loại trừ các yếu tố cơ lý hóa gây rụng, gãy tóc. Rụng tóc sau sinh, sau chấn thương lớn, mất máu, bệnh truyền nhiễm (sốt rét, tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết). Tóc rụng thưa đều toàn đầu, tóc khô xơ xác, có thể suy nhược. Tóc sẽ mọc lại khi cơ thể hồi phục sức khỏe.Về điều trị, cho bệnh nhân uống bepanthen, vitamin C, B1, B6... và tăng cường dinh dưỡng trong ăn uống.

Rụng trụi tóc: Trên đầu có các đám rụng tóc hình tròn kích thước vài cm, da nhẵn như sẹo, tóc rụng nhẵn hoặc chỉ còn lại chấm đen, có một số sợi ngắn đen, mập “hình dùi cui” và một số sợi tóc như lông tơ, có khi rụng nhẵn toàn bộ da đầu. Nguyên nhân là rối loạn miễn dịch tại vùng rụng tóc. Về điều trị, cho bôi mỡ Corticoid, uống Corticoid từng đợt, ngoài ra có thể uống Bepanthen, vitamin C, 3B, an thần, chiếu tia cực tím.

Rụng tóc liên quan Androgen: Còn gọi là chứng hói tiến triển, đầu tiên rụng tóc vùng trán tạo thành hình chữ M, sau rụng thưa đều vùng trán đỉnh, dần dần tóc rụng nhẵn vùng đó thành chứng hói đầu, nhưng vành tóc phía bên và sau gáy vẫn mọc tốt, lông mày, lông mi, râu cằm vẫn mọc, loại này điều trị còn khó khăn. Tại chỗ có thể xịt thuốc Minoxidil 2 lần/ngày, mỗi lần 10 nhát (tương đương 1 ml). Có thể uống một trong các thuốc kháng Androgen như Cimetidin, Spironolacton, Cyproteron nhưng cần thận trọng. Ngoài ra, một phương pháp được coi là khả quan nhất hiện nay là cấy tóc.

Rụng tóc trong giai đoạn đầu của quá trình mọc tóc (Anagen): Rụng tóc lan tỏa chủ yếu do thuốc, nhiễm độc, hóa trị liệu (chẳng hạn như các thuốc chống đông máu, chống u, chống động kinh, Parkinson, tránh thai, thuốc làm giảm Cholesterol máu). Cách điều trị quan trọng nhất là bệnh nhân ngừng dùng các thuốc đó. Sau một thời gian dài hay ngắn, tóc sẽ mọc lại. Có thể cho bệnh nhân uống Bepanthen, Biotin.

Rụng tóc do tật nhổ tóc: Là tật của một số người, cả trẻ em và người lớn, có yếu tố tâm thần kinh. Những người này có một cảm giác khó chịu không cưỡng lại được dẫn đến nhổ tóc, thường nhổ vào đêm lúc chưa ngủ được, lúc xem tivi hay khi cáu kỉnh, căng thẳng. Họ thường nhổ vùng đỉnh, phía trước và hai bên thái dương, khám thấy tóc không đều, chỗ thưa chỗ mọc tốt (do nhổ không thể đều các vùng), da đầu bình thường. Điều trị quan trọng nhất là thuyết phục bệnh nhân bỏ thói quen nhổ tóc; nếu da đầu có viêm nhiễm thứ phát cho bôi mỡ kháng sinh.

Rụng tóc do nấm tóc: Bệnh này có thể lây từ người sang người do dùng chung mũ, lược hay lây từ các súc vật (chó, mèo...) sang người. Trên da đầu có đám mảng viêm đỏ giới hạn rõ hoặc không, có vảy trắng, có khi vảy trắng bao quanh chân tóc (dấu hiệu đi bít tất). Tóc bị phạt gãy còn lại mẩu ngắn cách da đầu 1 - 3 mm đến 1 - 2 cm, có khi chỉ còn lại chấm đen. Điều trị nấm tóc hiện nay có nhiều thuốc chống nấm tốt như mỡ Clotrimazol, kem Nizoral, Lamisil, viên uống Ketoconazol, Nizoral, Sporal.

vicare.vn-rung-toc-kham-o-dau-4

Tìm ra nguyên nhân gây rụng tóc nhiều là điều quan trọng trong việc điều trị bệnh.

Bị bệnh rụng tóc khám ở đâu?

Khi bị bệnh rụng tóc bạn có thể tham khảo một số địa chỉ khám bệnh rụng tóc dưới đây:

Bệnh viện Da liễu Trung ương

Địa chỉ: 15A Phương Mai, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật: 13:30 - 16:30, 06:00 - 12:00

Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: 78 Giải Phóng , Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Bảy: 13:30 - 18:00, 06:30 - 12:00

Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 1

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, 11, Quận 5, Hồ Chí Minh

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:30 - 16:30

Thứ Bảy: 06:30 - 12:00

Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 2 Nguyễn Thông, 6, Quận 3, Hồ Chí Minh

Giờ làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật: 07:30 - 16:30