Khâu tầng sinh môn có được tiêm thuốc tê hay không?

Trong quá trình sinh nở, việc rách tầng sinh môn hoặc chỉ định rạch tầng sinh môn khi sinh gần như là điều không thể tránh khỏi. Đau đớn, xấu xí, biến chứng... là những điều bạn đã được nghe về thủ thuật này. Vậy thì chắc hẳn bạn cũng nghe đến việc phải “khâu sống” tầng sinh môn”- tức là không tiêm thuốc tê khi khâu.

Khâu tầng sinh môn có được tiêm thuốc tê hay không? Khâu tầng sinh môn có được tiêm thuốc tê hay không?

Sự thật thế nào, mẹ có được tiêm thuốc tê khi khâu tầng sinh môn hay không? Bài viết dưới đây là câu trả lời cho bạn.

Tại sao cần phải khâu tầng sinh môn?

Mặc dù trước lúc sinh nở, âm đạo của phụ nữ mang thai đã có khả năng tự động giãn ra theo sinh lý bình thường. Nhưng thực tế, trong nhiều trường hợp để tránh em bé bị ngạt và hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ hơn, các bác sĩ sẽ thực hiện rạch một đường nhỏ trên tầng sinh môn và sau khi kết thúc ca sinh, sản phụ sẽ được khâu tầng sinh môn lại bằng chỉ khâu thẩm mỹ.

Ngoài ra, có rất nhiều trường hợp khi sinh, đầu em bé quá to hoặc độ giãn của tầng sinh môn không đủ mẹ có thể sẽ bị rách tầng sinh môn và cũng cần được khâu sau sinh.

Khâu tầng sinh môn có được tiêm thuốc tê không?

vicare.vn-khau-tang-sinh-mon-co-duoc-tiem-thuoc-te-hay-khong-body-1

Câu trả lời là có. Thậm chí trong tất cả trường hợp đều được tiêm thuốc tê khi khâu. Vì vậy chị em có thể yên tâm là trong lúc khâu và sau khi khâu một thời gian ngắn sẽ không cảm thấy quá đau vì lúc này thuốc gây tê tại chỗ vẫn còn ảnh hưởng.

Vậy thì tại sao lại có trường hợp nói rằng bạn sẽ bị “ khâu sống” tầng sinh môn sau sinh?

Có trường hợp này là do sau khi khâu tầng sinh môn, thuốc gây tê hết tác dụng cũng là lúc chị em tỉnh táo sau khi sinh, lúc này cảm giác đau sẽ đến rõ hơn hoặc do đường chỉ khâu quá chặt khiến cơn đau mạnh hơn nên nhiều người nghĩ là do khi khâu không được tiêm thuốc tê.

Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp bị đau kéo dài do nhiễm trùng. Trong trường hợp này chị em nên lưu ý, tốt nhất là tới thăm khám bác sĩ phụ khoa để kiểm tra vết khâu cũng như có biện pháp xử lý kịp thời.

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc, kem giảm đau theo lời mách bảo hay kinh nghiệm dân gian vì việc bôi thuốc không rõ nguồn gốc, tác dụng lên vết nhiễm trùng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khó lường trước.

Cần bao lâu để vết khâu tầng sinh môn hết đau?

Như đã nói, các vết rạch sau khi được khâu xong sẽ cần phải thời gian hồi phục và lành lại. Trong thời gian này, có đến khoảng 70 – 80% các mẹ sẽ gặp phải tình trạng đau nhẹ, cảm thấy bứt rứt.

Thông thường, chị em sẽ mất khoảng từ 1 – 2 tuần để các cảm giác khó chịu trên biến mất mới. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc của từng người.

Điều quan trọng nhất lúc này là các chị em cần giữ gìn cơ thể thật tốt, đặc biệt có chế độ chăm sóc và giữ cho vùng khâu sạch sẽ. Đấy là cách tốt nhất giúp vết thương mau liền và tránh các biến chứng nhiễm trùng xảy ra.

Vết khâu tầng sinh môn sẽ hoàn toàn tự lành trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuần và ổn định hẳn khi được 1 tháng. Vì vậy đừng để những tin đồn không đúng khiến bạn lo lắng và làm giảm cảm giác háo hức chờ đợi em bé của mình biến mất thay vào đó là sợ hãi, sợ đau.

Hãy tin tưởng bác sĩ và tận hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc đón chào đứa con của mình. Chúc bạn vượt cạn thành công!