Kháng sinh răng rodogyl: Công dụng, liều dùng, cách dùng
Việc nhiễm khuẩn răng miệng thường được các bác sĩ nha khoa chỉ định thuốc kháng sinh răng Rodogyl. Vậy thuốc Rodogyl là gì, có công cụng, liều dùng và cách dùng như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.
Kháng sinh răng rodogyl: Công dụng, liều dùng, cách dùng
Thuốc Rodogyl là gì?
- Rodogyl có tên gốc là metronidazole, spiramycin.
- Tên biệt dược là Rodogyl
- Thuộc nhóm các phối hợp kháng khuẩn.
Thuốc Rodogyl là thuốc kháng sinh răng của nhà sản xuất Fama Lyon - Pháp, chuyên đặc trị bệnh nhiễm trùng răng miệng. Thuốc gồm Spiramycine và Metronidazole có các hoạt tính kháng khuẩn
Thuốc Rodogyl viên nén là một sản phẩm thuốc kháng sinh răng của nhà sản xuất Fama Lyon – Pháp, chuyên dùng đặc trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng. Thuốc gồm 2 thành phần là Spiramycine và Metronidazole, có hoạt tính kháng khuẩn. Chúng khuếch tán vào nước bọt, nướu và xương ổ răng, tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Tác dụng của thuốc Rodogyl
Thuốc Rodogyl có hoạt tính kháng khuẩn nhờ sở hữu 2 thành phần Spiramycine và Metronidazole. Chúng khuếch tán vào nước bọt, xương ổ răng và nướu để tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Thuốc Rodogyl được sử dụng trong các trường hợp:
- Nhiễm trùng răng miệng cấp tính, mạn tính hoặc tái phát như: Viêm nha chu, áp xe răng, viêm nướu, viêm dưới hàm, viêm miệng, viêm quanh thân răng, viêm tuyến mang tai, viêm mô tế bào quanh xương hàm,...
- Sau khi thực hiện phẫu thuật răng miệng bị nhiễm khuẩn.
Liều dùng kháng sinh Rodogyl
Rodogyl được bào chế dạng viên nén dạng uống bao gồm 1 hộp có 2 vỉ x 10 viên. Liều dùng thuốc tùy thuộc vào từng đối tượng:
- Đối với người lớn: 4-6 viên mỗi lần, uống mỗi ngày 2-3 lần.
- Đối với trẻ em 10-15 tuổi: Uống mỗi lần 3 viên, mỗi ngày uống 3 lần.
- Đối với trẻ 5-10 tuổi: Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên
- Trẻ dưới 5 tuổi không được dùng kháng sinh răng Rodogyl.
Cách dùng thuốc Rodogyl đúng cách
- Đọc kỹ hướng dẫn có trên bao bì trước khi sử dụng.
- Hỏi ngay dược sĩ khi không rõ bất cứ điều gì liên quan đến dùng thuốc
- Uống thuốc ngay trong bữa ăn
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ kê đơn. Không tự ý ngưng thuốc, uống nhiều hơn hoặc ít hơn so với liều lượng bác sĩ chỉ định.
Trường hợp dùng thuốc Rodogyl quá liều
- Gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến cơ sở y tế gần nhất
- Nên thông báo với bác sĩ danh sách thuốc bạn đã dùng (kể cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa)
- Trường hợp quên một liều
- Nếu bạn quên 1 liều thì khi nhớ ra hãy uống thuốc ngay
- Song nếu liều thuốc bị quên rất gần với liều thuốc kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên, và uống liều kế tiếp như đúng kế hoạch.
Chống chỉ định thuốc Rodogyl
- Thuốc kháng sinh răng Rodogyl không dùng cho người bệnh có mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
- Mẫn cảm với Imidazole/ Spiramycine/ tá dược đỏ Cochenille A.
- Mẫn cảm với Gluten và không dung nạp nó.
- Trường hợp phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người bệnh mới phẫu thuật thì cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc.
- Không dùng cho người bị bệnh thần kinh ngoại biên, thần kinh trung ương
- Không phối hợp Rodogyl với các thuốc có chứa Disulfiram, alcool.
- Thận trọng khi dùng Rodogyl chung với thuốc chống đông máu vì Rodogyl làm tăng tác dụng của thuốc và khiến chảy máu không cầm được.
Những lưu ý trước khi dùng thuốc Rodogyl
Trước khi dùng thuốc kháng sinh răng Rodogyl, bạn nên biết:
- Không dùng Rodogyl khi dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, dị ứng với macrolid hoặc imidazole
- Giảm liều thuốc với người bệnh suy gan nặng
- Ngưng điều trị nếu bị chóng mặt, không phối hợp được động tác, lú lẫn tâm thần
- Nếu đang mang thai hoặc cho con bú cần báo cho bác sĩ
Đối với những trường hợp đặc biệt
Đối với trường hợp phụ nữ mang thai, cho con bú, phẫu thuật,... dùng thuốc Rodogyl chưa xác định được rủi ro. Nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ dùng khi thực sự cần thiết. Chống chỉ định dùng thuốc trong 3 tháng đầu.
Rodogyl tương tác thuốc với thuốc nào?
Khi dùng thuốc này có thể làm thay đổi tính năng hoạt động của thuốc khác hoặc gia tăng tác dụng phụ. Do đó, để tránh tương tác thuốc người bệnh cần trình bày các loại thuốc đang dùng cho bác sĩ xem.
Một số loại thuốc gây tương tác với Rodogyl như: Disulfiram, Thuốc chống đông đường uống, Lithium, Cyclosporine, Phenytoin, Phenobarbital, 5 – Fluorouracil, Cyclosporine, Cimetidine, Carbidopa, levodopa, Astemizol, Cisaprid, Terfenadin, Fluphenazin, Thuốc tránh thai đường uống.
Rodogyl tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, thuốc lá, rượu sẽ tương tác với Rodogyl nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trong thời gian dùng thuốc.
Bảo quản thuốc Rodogyl
- Bảo quản thuốc với nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm mốc, tránh ánh sáng.
- Không bảo quản thuốc trong phòng tắm, ngăn đá
- Để xa tầm tay trẻ nhỏ.
Xem thêm:
- Lấy cao răng bằng máy siêu âm không đau, không ê buốt
- Bài thuốc chữa sâu răng hiệu quả tại nhà
- Bị bệnh sâu răng uống thuốc gì?