Kháng độc tố bạch hầu có tác dụng gì?

Nguyên tắc việc điều trị bệnh bạch hầu là phải có kháng sinh diệt vi trùng và có huyết thanh để trung hòa độc tố bạch hầu cho bệnh nhân.

Kháng độc tố bạch hầu có tác dụng gì? Kháng độc tố bạch hầu có tác dụng gì?

Kháng độc tố bạch hầu là loại thuốc được điều chế từ huyết thanh của ngựa, được đưa vào sử dụng lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào những năm 1891. Nếu như trước đây loại thuốc này chỉ được sử dụng cho những người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây bệnh, nhưng hiện nay nó đã được sử dụng cho những người thực sự mắc căn bệnh bạch hầu.

Tác dụng của kháng độc tố bạch hầu

Kháng độc tố bạch hầu có tác dụng trung hòa phần độc tố lưu hành trong máu và giúp cơ thể người bệnh ngăn ngừa bệnh phát triển và không cho nó phát triển hay biến chứng nặng hơn. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc thì không loại trừ khả năng người bệnh sẽ bị sốc phản vệ, vì thế trước khi cho bệnh nhân sử dụng kháng độc tố thì các y bác sỹ cần phải thử test mẩn cảm.

vicare.vn-tac-dung-cua-khang-doc-to-bach-cau

Vì các loại kháng độc tố bạch hầu được điều chế từ huyết tương hay huyết thanh ngựa, đây là một dạng protein lạ đối với cơ thể người, vì vậy trước khi sử dụng phải thử test ở kết mạc mắt hoặc tiêm trong da. Khi dùng kháng độc tố phải chuẩn bị sẵn Epinephrine để phòng sốc phản vệ. Đối với kháng độc tố có độ tinh khiết cao có thể pha với dung dịch muối đẳng trương truyền tĩnh mạch trong vòng 30 - 60 phút. Nếu kháng độc tố có độ tinh khiết kém thì dùng đường tiêm bắp hay đường dưới da.

Nguyên tắc điều trị bệnh với kháng độc tố bạch hầu

Nguyên tắc chính trong việc điều trị bệnh bạch hầu là bệnh viện phải có kháng sinh diệt vi trùng và có huyết thanh để trung hòa độc tố bạch hầu cho bệnh nhân càng sớm càng tốt, việc tiêm kháng sinh này không cần phải chờ kết quả xét nghiệm mà có thể cho tiến hành ngay sau khi chẩn đoán.

vicare.vn-tac-dung-cua-khang-doc-to-bach-hau

Những bệnh nhân bị bạch hầu nếu không có kháng độc tố thì 20 đến 30% bệnh nhân sẽ bị biến chứng về tim, và 80% trong số đó có nguy cơ tử vong rất cao, nguyên nhân dẫn tới tử vọng là do rối loạn nhịp tim gây nên hiện tượng tim ngưng đập. Nếu như bệnh nhân máy mắn thoát chết thì khó tránh khỏi những biến chứng khác, và những bệnh lý về tim thì tồn tại với bệnh nhân đến cuối đời.

>>> Xem thêm: Bệnh bạch hầu có lây hay không?

{lang: 'vi'}