Khám thai định kỳ có được hưởng BHYT (bảo hiểm y tế) không?
Khám thai định kỳ là quyền lợi của mỗi lao động nữ. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ số ngày quy định để đi khám thai. Vậy đi khám thai định kỳ có được hưởng BHYT (bảo hiểm y tế) hay không? Cùng HoiBenh tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau.
Khám thai định kỳ có được hưởng BHYT (bảo hiểm y tế) không?
Khám thai định kỳ là quyền lợi của mỗi lao động nữ. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ số ngày quy định để đi khám thai. Vậy đi khám thai định kỳ có được hưởng BHYT (bảo hiểm y tế) hay không? Cùng HoiBenh tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau.
Khám thai định kỳ có được hưởng BHYT không?
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 21 bộ luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 có nêu rõ:
Điều 21: Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế:
Khoản 1: Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:
Điểm a: Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con.
Khoản 2: Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế”
- Theo đó, thì khám thai định kỳ nằm trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả.
Các điều kiện để khám thai định kỳ được hưởng bảo hiểm y tế
Theo quy định tại điều 22, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, thì đối với lao động nữ khi đi khám thai định kỳ, cần lưu ý những điểm sau để được bảo hiểm xã hội chi trả chi phí khám:
- Khám thai đúng tuyến.
- Khám thai trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh hoặc trung ương mà phải nằm lại viện.
- Nếu bạn đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế xã, hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện, thì khám thai tại các cơ sở: trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện, phòng khám đa khoa trong cùng địa bàn tỉnh cũng được hưởng bảo hiểm y tế.
- Trong trường hợp, nếu bạn khám đúng tuyến, thuộc trường hợp chi trả của bảo hiểm y tế nhưng khi đi khám thai lại phải thực hiện thanh toán. Lúc này, bạn cần liên hệ với giám định viên của Bảo hiểm y tế tại bệnh viện, hoặc Giám đốc bệnh viện để đảm bảo quyền lợi của bản thân.
- Đối với trường hợp bạn đã thực hiện thanh toán chi phí khám thai định kỳ, thì bạn hãy giữ lại các giấy tờ liên quan cũng như hóa đơn thanh toán viện phí, để đến cơ quan bảo hiểm xã hội để được thanh toán lại chi phí đó theo quy định tại điều 14, thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC như sau:
Điều 14: Thanh toán chi phí khám chữa bệnh
Các trường hợp thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 2, điều 31 sửa đổi, bổ sung của luật bảo hiểm y tế bao gồm:
- Khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
- Khám bệnh, chữa bệnh không đúng thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại điều 8 của thông tư này.
Hồ sơ yêu cầu thanh toán BHYT
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC, bao gồm:
- Giấy đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh, chữa bệnh BHYT được lập theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.
- Các thủ tục, giấy tờ liên quan theo quy định tại điều 8 của thông tư này.
- Giấy ra viện
- Bản chính các chứng từ hợp lệ.
Qua bài viết, hy vọng đã cung cấp được cho bạn đọc các thông tin liên quan đến việc hưởng các chế độ khám thai định kỳ với các lao động nữ. Từ việc nắm rõ luật, bạn có thể hiểu thêm quyền và nghĩa vụ của bản thân khi tham gia bảo hiểm y tế.
Xem thêm:
- Bảo hiểm y tế và các quy định bạn cần biết
- Bảo hiểm y tế bắt buộc và những điều nhất định phải biết
- Điều chỉnh giá dịch vụ y tế đối với người chưa có thẻ bảo hiểm y tế