Khám phá tác dụng tuyệt vời của hành củ trên mâm cỗ
Hành giúp giảm rối loạn tiêu hóa và tăng cường miễn dịch cho cơ thể trong thời tiết lạnh giá
Khám phá tác dụng tuyệt vời của hành củ trên mâm cỗ
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Hành muối từ lâu đã là một món ăn truyền thống xuất hiện trên mâm cỗ của hầu như mọi gia đình vào dịp Tết. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò là một món ăn xua tan cảm giác ngấy khi phải ăn quá nhiều thịt và mỡ, hành còn có một tác dụng cực kì to lớn đến sức khỏe của bạn. Hãy cùng HoiBenh khám phá xem tác dụng tuyệt vời của hành trong cỗ Tết là gì nhé!
Công dụng đa dạng của hành
Theo Đông y, hành vị cay, tính ôn và không độc. Bên cạnh đó, hành có tác dụng phát biểu, hòa trung, thông dương, hoạt huyết, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng và chữa các chứng cảm cúm, ho sốt, nhức đầu, sổ mũi. Củ hành chứa ít calo và nhiều vitamin, còn có tác dụng chống ung thư buồng trứng với phụ nữ. Hành tăng tiết dịch tiêu hóa, chữa chứng ăn không ngon, không tiêu, chứng khí và nôn mửa. Nhìn chung, hành có tác dụng cực kì to lớn đối với tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi.
Trong hành còn có chứa allicin, là một chất được nghiên cứu chữa nhiều bệnh. Hành, tỏi có tác dụng tăng cường miễn dịch cho cơ thể, đồng thời vừa diệt vi khuẩn gây bệnh. Hành còn được phát hiện có tác dụng điều tiết thân nhiệt, do đó khi bị cảm sốt, dùng nước luộc hành tươi để uống sẽ giúp giảm bệnh nhanh chóng. Có nghiên cứu còn cho thấy trong hành có chứa chất “insulin thảo mộc” cực kì tốt cho người bị bệnh đái tháo đường. Tóm lại, tác dụng của hành là cực kì to lớn.
Hành là vị thuốc đa năng
Dưới đây là 23 công dụng điều trị bệnh tuyệt vời của hành mà có thể bạn chưa biết
1. Ngăn chảy máu mũi: Khi bị chảy máu mũi, bạn có thể nhỏ 3-4 giọt nước củ hành vào mũi. Hành củ sẽ khiến máu ngừng chảy
2. Giảm cholesterone: Chất sắt có trong hành tây vô cùng giúp ích cho việc điều trị thiếu máu.
3. Trị bệnh lao: Để phòng ngừa bệnh lao, bạn có thể uống nước ép củ hành.
4. Chống đông máu: Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể tự giảm đáng kể lượng cholesterone cho mình và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim.
5. Chống viêm: Các chất chống viêm trong hành rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.
6. Chống nhiễm khuẩn: Hành giúp tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả trong việc chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.
7. Trị mụn: Hỗn hợp nước ép củ hành trộn với nước chanh sẽ là “cứu cánh”cho những ai bị mụn. Hợp chất lưu huỳnh tự nhiên và đặc tính chống viêm của hành cực kì hữu hiệu trong việc trị mụn trứng cá.
8. Hạ huyết áp: Dù bạn ăn sống hoặc nấu chín, hành tây cũng giúp bạn hạ huyết áp một cách tự nhiên. Nó cũng làm loãng máu, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.
9. Phòng chống ung thư ruột kết: Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.
10. Táo bón và đầy hơi: Ăn nhiều hành tây sẽ giúp giảm táo bón mãn tính và đầy hơi.
11. Cải thiện tình trạng tiểu đường: Chromium trong hành tây giúp các tế bào trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể.
12. Lợi tiểu và làm sạch máu: Hành có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gút.
13. Chữa ù tai: Trong một số nền văn hóa, người ta nhúng bông vào nước ép hành và chấm vào tai để chống lại sự ù tai.
14. Rụng tóc: Một nghiên cứu còn cho thấy việc bôi nước ép hành tây trên da đầu hai lần một tuần trong 2 tháng làm tăng khả năng mọc tóc.
15. Tăng cường miễn dịch: Vị hăng của hành làm tăng lưu thông máu và sự tiết mồ hôi. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi ra cảm lạnh và cúm rất tốt.
16. Ngăn ngừa loãng xương: Trong hành có chứa một hợp chất có thể ngăn ngừa các hoạt động phá vỡ xương. Đặc biệt nó có lợi cho những phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương khi họ đi qua thời kỳ mãn kinh.
17. Hỗ trợ hệ hô hấp: Mỗi ngày bạn nên uống 3-4 thìa cà phê hỗn hợp nước ép hành và mật ong để làm tiêu đờm và ngăn chặn sự tạo đờm trong cơ thể. Hỗn hợp này cũng là vị thuốc để chống lại bệnh cảm lạnh thông thường.
18. Tăng cường ham muốn tình dục: Hành là một chất kích thích tình dục mạnh, chỉ đứng thứ hai sau tỏi.
19. Giảm nhiễm trùng đường tiết niệu: Đun sôi hành trong nước cho đến khi nước bốc hơi. Lọc lấy nước củ hành, để nguội và uống. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.
20. Chữa vàng da: Đây là một trong những biện pháp trị vàng da truyền thống. Chỉ cần ngâm hành củ cùng nước chanh qua đêm. Sáng hôm sau, uống loại nước này có hòa thêm ít muối tiêu.
21. Điều hòa kinh nguyệt: Uống nước ép củ hành hòa với đường thốt nốt giúp chị em phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn.
22. Chữa bỏng: Bị các vết bỏng nhẹ, bạn cần tìm ngay củ hành. Nước ép củ hành giúp làm mát vết bỏng, chống giộp da và ngăn chặn các vùng da bị bỏng mưng mủ nhiễm trùng.
23. Giảm sỏi thận: Nước ép hành ấm hòa với đường giúp làm tan hoặc làm giảm kích cỡ các viên sỏi thận.
Kiêng kỵ dùng hành
Vì hành có tính ôn ấm, có tác dụng ôn dương, do vậy nên tránh dùng hành cho người dương thịnh, hỏa bốc. Ăn quá nhiều hành sẽ gây phản tác dụng (mắt mờ, tóc nhanh bạc thậm chí cản trở ra mồ hôi). Phụ nữ thường có kinh sớm, kinh nhiều, kinh lỏng đỏ cũng nên tránh không ăn quá nhiều hành.
Hành không chỉ là một món ăn ngon mà còn là một vị thuốc cực kì hữu hiệu. Món hành muối trên mâm cỗ ngày Tết không chỉ có ý nghĩa gìn giữ nét văn hóa dân tộc mà nếu biết tận dụng, bạn có thể khai thác được những công dụng vô cùng hữu ích của nó đối với sức khỏe của bản thân mình.