Khám phá chuyện đi tè, ị, thở của thai nhi trong bụng mẹ
Tạo hóa luôn mang lại cho con người những điều kỳ diệu và thiên chức làm mẹ là một trong số đó. Mang thai chín tháng mười ngày rồi từng bước chứng kiến sự thay đổi của con quan từng tuần, từng tháng chính là niềm hạnh phúc bất tận đối với bất cứ người phụ nữ nào. Cùng khám phá chuyện đi tiểu, đi ị và thở của thai nhi mỗi ngày để hiểu hơn về quá trình lớn lên của bé con các m...
Khám phá chuyện đi tè, ị, thở của thai nhi trong bụng mẹ
Tạo hóa luôn mang lại cho con người những điều kỳ diệu và thiên chức làm mẹ là một trong số đó. Mang thai chín tháng mười ngày rồi từng bước chứng kiến sự thay đổi của con quan từng tuần, từng tháng chính là niềm hạnh phúc bất tận đối với bất cứ người phụ nữ nào. Cùng khám phá chuyện đi tiểu, đi ị và thở của thai nhi mỗi ngày để hiểu hơn về quá trình lớn lên của bé con các mẹ nhé!
Thai nhi đi tè như thế nào?
Khi bắt đầu bước sang giai đoạn tuần thứ 32 – 34, trung bình bé sẽ đi tiểu vào nước ối khoảng 500 ml nước tiểu trong một ngày. Lượng nước bé sử dụng được từ chính nước ối của người mẹ và có thể đạt tới 2 lít mỗi ngày. Nghe có vẻ mất vệ sinh khi bé bì bõm hàng ngày với nước ối, tuy nhiên tạo hóa luôn sắp xếp mọi thứ thật chu toàn. Môi trường nước ối xung quanh thai nhi luôn được giữ sạch sẽ nhờ khả năng tuần hoàn, trao đổi và tái tạo của nước ối, cụ thể cứ khoảng 3 tiếng thì nước ối lại được tái tạo để duy trì sự sống cho em bé.
Có thể nói, chính nước ối là điều kiện sống không thể thiếu giúp đẩy sự phát triển không ngừng có thai nhi, đồng thời hoàn thiện dần dần hệ thống những cơ quan trong cơ thể như hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ tuần hoàn... thai nhi không ngừng phát triển và hoàn chỉnh dần hệ thống các cơ quan quan trọng của cơ thể như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết...
Thai nhi có đi ị trong bụng mẹ?
Bắt đầu từ thời điểm tuần thứ 30 của thai kỳ, phân của các bé bắt đầu tích lũy dần dần trong ruột và được gọi là phân su. Đây chính là giai đoạn thể hiện quá trình nuốt nước ối thành thục, sự chết của tế vào và hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Chỉ khi nào bé sinh ra, lượng phân này mới bắt đầu được thải ra ngoài trong lần đi ị đầu tiên qua đường hậu môn và thường có màu đen hoặc xanh đen. Bởi thế, thai nhi không hề đi ị trong giai đoạn vẫn nằm trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, trong thời gian hình thành phân su, bé có thể vô tình nuốt vào cả phân và nước ối dẫn đến tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần đường thở, kèm theo một số phản ứng hóa học, có thể mang đến những dị tật, nhiễm trùng, viêm phổi hay thậm chí là tử vong cho thai nhi. Do đó, trong quá trình mang thai, các mẹ nên đi khám thai định kỳ bởi bác sĩ chuyên khoa sản uy tín, cơ sở y tế tin cậy để nắm rõ tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất của bé.
Một tin vui cho tất cả các mẹ là hầu hết các trường hợp nuốt phải phân su đều được các bác sĩ can thiệp nhanh chóng và không để lại hậu quả nghiêm trọng.
Thai như thở như thế nào trong bụng mẹ?
Nguồn sống của thai nhi được duy trì tất cả đều nhờ vào hoạt động tuần hoàn từ cơ thể người mẹ. Trong đó, bao gồm cả oxy và các dinh dưỡng thiết yếu. Qúa trình thở của bé sử dụng oxy kèm theo loại bỏ những chất thải trong cơ thể thai nhi cũng như người mẹ.
Qúa trình thở thay thế
Khi khí oxy đi từ không khí vào bên trong hệ tuần hoàn của người mẹ sẽ đồng thời đi di chuyển qua nhau thai và dây rốn để thai nhi sử dụng. Bên cạnh đó, lượng khí CO2 thải ra cũng sẽ đi ngược lại qua nhau thai, dây rốn, hệ tuần hoàn của mẹ và thoát ra bên ngoài. Quá trình thở thực hành
Kể từ tuần thứ 9 của thai kỳ, em bé trong bụng mẹ bắt đầu thực hành những hơi thở đầu tiên. Song phải đến những tháng cuối, người mẹ mới có thể bắt đầu cảm nhận được tiếng thở thông qua tiếng kêu ọc ọc của nước ối. Tiếp đến tuần thứ 24 – 28, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra chất có tên gọi surfactant trong nước ối. Chất này đóng vai trò làm sạch phổi bằng cách bao phủ lên bề mặt phổi và khiến cho các túi khí mở ra để phục vụ cho quá trình thở của bé.
Quá trình thở chính thức
Thời điểm bé cất tiếng khóc chào đời là niềm hạnh phúc vỡ òa đối với các mẹ và cũng là lúc trẻ bắt đầu những nhịp thở đầu tiên trong cuộc đời bằng cách sử dụng phổi để duy trì hô hấp. Và khi đó, cơ thể của bé sẽ tự vận hành các hoạt động hít vào, thở ra để loại bỏ phần nước ối còn lại bên trong và chào đón một cuộc sống độc lập thực sự.
Tạo hóa luôn mang lại cho con người những điều kỳ diệu và thiên chức làm mẹ là một trong số đó. Mang thai chín tháng mười ngày rồi từng bước chứng kiến sự thay đổi của con quan từng tuần, từng tháng chính là niềm hạnh phúc bất tận đối với bất cứ người phụ nữ nào. Cùng khám phá chuyện đi tiểu, đi ị và thở của thai nhi mỗi ngày để hiểu hơn về quá trình lớn lên của bé con các mẹ nhé!
Thai nhi đi tè như thế nào?
Khi bắt đầu bước sang giai đoạn tuần thứ 32 – 34, trung bình bé sẽ đi tiểu vào nước ối khoảng 500 ml nước tiểu trong một ngày. Lượng nước bé sử dụng được từ chính nước ối của người mẹ và có thể đạt tới 2 lít mỗi ngày. Nghe có vẻ mất vệ sinh khi bé bì bõm hàng ngày với nước ối, tuy nhiên tạo hóa luôn sắp xếp mọi thứ thật chu toàn. Môi trường nước ối xung quanh thai nhi luôn được giữ sạch sẽ nhờ khả năng tuần hoàn, trao đổi và tái tạo của nước ối, cụ thể cứ khoảng 3 tiếng thì nước ối lại được tái tạo để duy trì sự sống cho em bé.
Có thể nói, chính nước ối là điều kiện sống không thể thiếu giúp đẩy sự phát triển không ngừng có thai nhi, đồng thời hoàn thiện dần dần hệ thống những cơ quan trong cơ thể như hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ tuần hoàn... thai nhi không ngừng phát triển và hoàn chỉnh dần hệ thống các cơ quan quan trọng của cơ thể như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết...
Thai nhi có đi ị trong bụng mẹ?
Bắt đầu từ thời điểm tuần thứ 30 của thai kỳ, phân của các bé bắt đầu tích lũy dần dần trong ruột và được gọi là phân su. Đây chính là giai đoạn thể hiện quá trình nuốt nước ối thành thục, sự chết của tế vào và hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Chỉ khi nào bé sinh ra, lượng phân này mới bắt đầu được thải ra ngoài trong lần đi ị đầu tiên qua đường hậu môn và thường có màu đen hoặc xanh đen. Bởi thế, thai nhi không hề đi ị trong giai đoạn vẫn nằm trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, trong thời gian hình thành phân su, bé có thể vô tình nuốt vào cả phân và nước ối dẫn đến tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần đường thở, kèm theo một số phản ứng hóa học, có thể mang đến những dị tật, nhiễm trùng, viêm phổi hay thậm chí là tử vong cho thai nhi. Do đó, trong quá trình mang thai, các mẹ nên đi khám thai định kỳ bởi bác sĩ chuyên khoa sản uy tín, cơ sở y tế tin cậy để nắm rõ tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất của bé.
Một tin vui cho tất cả các mẹ là hầu hết các trường hợp nuốt phải phân su đều được các bác sĩ can thiệp nhanh chóng và không để lại hậu quả nghiêm trọng.
Thai như thở như thế nào trong bụng mẹ?
Nguồn sống của thai nhi được duy trì tất cả đều nhờ vào hoạt động tuần hoàn từ cơ thể người mẹ. Trong đó, bao gồm cả oxy và các dinh dưỡng thiết yếu. Qúa trình thở của bé sử dụng oxy kèm theo loại bỏ những chất thải trong cơ thể thai nhi cũng như người mẹ.
Qúa trình thở thay thế
Khi khí oxy đi từ không khí vào bên trong hệ tuần hoàn của người mẹ sẽ đồng thời đi di chuyển qua nhau thai và dây rốn để thai nhi sử dụng. Bên cạnh đó, lượng khí CO2 thải ra cũng sẽ đi ngược lại qua nhau thai, dây rốn, hệ tuần hoàn của mẹ và thoát ra bên ngoài.
Quá trình thở thực hành
Kể từ tuần thứ 9 của thai kỳ, em bé trong bụng mẹ bắt đầu thực hành những hơi thở đầu tiên. Song phải đến những tháng cuối, người mẹ mới có thể bắt đầu cảm nhận được tiếng thở thông qua tiếng kêu ọc ọc của nước ối. Tiếp đến tuần thứ 24 – 28, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra chất có tên gọi surfactant trong nước ối. Chất này đóng vai trò làm sạch phổi bằng cách bao phủ lên bề mặt phổi và khiến cho các túi khí mở ra để phục vụ cho quá trình thở của bé.
Quá trình thở chính thức
Thời điểm bé cất tiếng khóc chào đời là niềm hạnh phúc vỡ òa đối với các mẹ và cũng là lúc trẻ bắt đầu những nhịp thở đầu tiên trong cuộc đời bằng cách sử dụng phổi để duy trì hô hấp. Và khi đó, cơ thể của bé sẽ tự vận hành các hoạt động hít vào, thở ra để loại bỏ phần nước ối còn lại bên trong và chào đón một cuộc sống độc lập thực sự.