Khám chậm nói ở Bệnh viện Nhi Trung Ương như thế nào?
Khi thấy con chậm nói, các mẹ không được chủ quan bỏ qua và cũng không nên lo lắng quá, nên đưa bé tới khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa như Trung tâm Phục hồi chức năng của Bệnh viện Nhi Trung Ương. Chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin về việc khám chậm nói ở Bệnh viện Nhi Trung Ương.
Khám chậm nói ở Bệnh viện Nhi Trung Ương như thế nào?
Càng ngày càng có nhiều trẻ bị chậm nói. Khi thấy con chậm nói có những phụ huynh chủ quan, cũng có những phụ huynh lại lo lắng quá, cả hai thái độ này đều không tốt. Các mẹ không được chủ quan bỏ qua và cũng không nên lo lắng quá, nên đưa bé tới khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa như Trung tâm Phục hồi chức năng của Bệnh viện Nhi Trung Ương. Chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin về việc khám chậm nói ở Bệnh viện Nhi Trung Ương.
Khi nào trẻ được cho là chậm nói cần phải đi khám?
Trong khoảng thời gian từ 12 tháng tuổi cho đến 3 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ, trẻ học nói và sử dụng lời nói để giao tiếp với mọi người xung quanh. Theo từng giai đoạn, khả năng nói của trẻ sẽ tăng dần.
Dưới đây là các mốc thời gian và các biểu hiện của trẻ chậm nói để các bậc phụ huynh có thể tự đánh giá xem con mình có chậm nói hay không.
Trẻ 12 tháng tuổi:
- Trẻ không biết nói một từ nào, như “bà”, “mẹ” hay “bố”.
- Thậm chí trẻ không bi bô, không phát ra các phụ âm như “b” hoặc “P”.
- Trẻ không phản ứng khi có người gọi tên.
- Trẻ không hiểu và không phản ứng với các từ như “chào bé”, “không”,...
Trẻ 15 tháng tuổi:
- Trẻ không hiểu và không phản ứng với các từ như “dậy nào”, “không”,...
- Trẻ vẫn chưa nói được từ nào.
Trẻ 18 tháng tuổi:
- Trẻ chưa nói được 6 từ.
- Thậm chí đến giai đoạn này có trẻ chưa nói được các từ đơn giản như “bế”, “mẹ”.
- Trẻ không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ khi được hỏi những câu hỏi đơn giản như “Dép bé đâu?”, “Cái gì đây?”,...
Trẻ từ 19 - 23 tháng tuổi:
- Vốn từ của trẻ tăng chậm: đó là trẻ không học thêm được 1 từ mới mỗi tuần.
Trẻ 24 tháng tuổi:
- Trẻ chưa nói được 15 từ.
- Trẻ không tự nói ra lời mà trẻ chỉ nhại lại lời nói của người khác.
- Trẻ không nói được các câu gồm 2 từ như “mẹ bế”, “uống sữa”, hoặc nói được nhưng còn vấp váp.
- Trẻ không dùng lời nói để giao tiếp với mọi người, trừ trường hợp khẩn cấp trẻ mới nói.
- Trẻ không thể nói được hai từ với nhau.
- Trẻ không hiểu các câu hỏi hay các chỉ dẫn dài hơn như “Bố đâu rồi?”, “Con muốn uống không?”, “Lấy giày của con đi”,...
Lưu ý: Trong độ tuổi này, có thể có đến khoảng 1/5 trẻ có dấu hiệu chậm nói. Trong đó có nhiều trẻ vẫn có thể đuổi kịp các bạn khác khi trẻ lớn lên.
Trẻ từ 25 - 35 tháng tuổi:
- Trẻ không nói được các câu đơn giản có 2-4 từ.
- Trẻ không gọi tên được một vài bộ phận trên cơ thể.
- Trẻ không biết đặt các câu hỏi đơn giản.
- Trẻ không nhớ được một bài hát hay một bài thơ ngắn.
Trẻ 3 tuổi:
- Trẻ không biết sử dụng đại từ nhân xưng nào như: mẹ, con, bố, bà,...
- Trẻ không biết ghép các từ thành câu ngắn như “Con muốn uống nữa”, “Mẹ giúp con”,...
- Trẻ nói không rõ ràng, khiến mọi người không hiểu.
- Trẻ vẫn thường xuyên lắp bắp, khi nói bé hay nhăn nhó.
- Trẻ không hiểu những câu hỏi hay chỉ dẫn dài hơn như “Trưa nay con muốn ăn gì?”, “Lấy giày của con và đặt lên giá”,...
- Trẻ không đặt được câu hỏi.
Trẻ 4 tuổi:
- Trẻ chưa phát âm thành thục phần lớn các phụ âm.
- Trẻ không sử dụng đại từ “mẹ” và “con” đúng cách.
Khi trẻ có các biểu hiện như trên, cha mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt, để được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá xem trẻ có thật sự bị chậm nói hay không? Nếu có thì nguyên nhân do đâu, và cách điều trị như thế nào?
Khám chậm nói ở Bệnh viện Nhi Trung Ương như thế nào?
Bệnh viện Nhi Trung Ương là một trong số ít các địa chỉ có thể khám chậm nói ở Hà Nội cũng như trên cả nước. Đây chính là bệnh viện đầu ngành trong lĩnh vực Nhi khoa ở nước ta, khám chữa nhiều mặt bệnh cho đối tượng bệnh nhân là trẻ em. Tại đây cũng thực hiện việc khám và điều trị tình trạng chậm nói ở trẻ em.
Trước thực trạng càng ngày càng có nhiều trẻ chậm nói, trẻ bị tự kỷ, Bệnh viện Nhi Trung Ương đã thành lập Trung tâm Phục hồi chức năng để tiếp nhận và điều trị các tình trạng trên ở trẻ em.
Quy trình khám chậm nói ở Bệnh viện Nhi Trung Ương:
Bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra các nội dung như sau:
- Kiểm tra khả năng nghe của trẻ.
- Kiểm tra khả năng phát âm của trẻ.
- Kiểm tra khả năng hiểu của trẻ.
- Kiểm tra khả năng nói (biểu đạt) của trẻ.
- Kiểm tra tình trạng răng miệng của trẻ: miệng, vòm miệng, lưỡi,... cùng với cách phối hợp của các bộ phận này để nói cũng như nhai, nuốt có gì bất thường hay không.
Sau đó bác sĩ có thể cho trẻ làm một số xét nghiệm cận lâm sàng nếu cần như đo thính lực, nội soi tai mũi họng,... Dựa vào kết quả khám lâm sàng và các kết quả xét nghiệm, so sánh với sự phát triển của các trẻ bình thường, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng của bé. Nếu bé bị chậm nói, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho bé.
Tại đây, ngoài dịch vụ khám theo bảo hiểm y tế, còn có dịch vụ khám theo yêu cầu để quý vị lựa chọn. Chi phí cho từng dịch vụ đã được bệnh viện niêm yết công khai, vì vậy quý vị có thể tham khảo khi tới đây.
Tình trạng trẻ chậm nói ngày càng gặp nhiều hơn, chính vì vậy, những người làm cha làm mẹ, cần phải chú ý sự phát triển khả năng nói của con mình. Khi phát hiện trẻ có một trong các biểu hiện chậm nói, cần cho trẻ đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị thích hợp, giúp trẻ có thể phát triển theo kịp các trẻ khác. Quý vị có thể đưa trẻ đi khám chậm nói ở Bệnh viện Nhi Trung Ương, đây chính là một địa chỉ khám chậm nói uy tín tại Hà Nội cũng như trên cả nước.
Xem thêm:
- Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương
- 3 Địa chỉ khám chậm nói uy tín ở Hà Nội