Khám bệnh tay chân miệng ở đâu tốt nhất?
Bệnh tay chân miệng thường hay gặp ở trẻ em, căn bệnh này đã khiến nhiều cha mẹ vô cùng lo lắng. Đừng chủ quan nghĩ rằng căn bệnh này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, bệnh này còn có thể gây ra nguy cơ tử vong cho trẻ. Vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh tay chân miệng ở đâu là tốt nhất?
Khám bệnh tay chân miệng ở đâu tốt nhất?
Bệnh tay chân miệng thường hay gặp ở trẻ em, căn bệnh này đã khiến nhiều cha mẹ vô cùng lo lắng. Đừng chủ quan nghĩ rằng căn bệnh này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, bệnh này còn có thể gây ra nguy cơ tử vong cho trẻ. Vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh tay chân miệng ở đâu là tốt nhất?
1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh nhiễm trùng do virus tay chân miệng gây ra và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh thường tự khỏi, không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời thì bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Vài năm trở lại đây, bệnh tay chân miệng có diễn biến bệnh phức tạp hơn. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ dễ bị lây nhiễm virus tay chân miệng ở bất cứ đâu và bất kỳ lúc nào. Đặc biệt, ở những nơi tập trung nhiều trẻ em thì nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này càng cao, điều này khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng cho sức khỏe con em mình.
Triệu chứng của bệnh tay chân miệng là trẻ thường xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, cảm thấy đau họng, chảy nước bọt, hoặc chán ăn... bắt đầu xuất hiện những vết lở loét, nhiều nhất là ở miệng, sau đó là nổi mẩn nốt ban ở tay, chân...
Khám bệnh tay chân miệng là việc làm vô cùng cần thiết để cha mẹ có thể kiểm soát được tình trạng bệnh của con em mình và có hướng điều trị kịp thời.
2. Khám bệnh tay chân miệng ở đâu là tốt nhất
Khi phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay tại các cơ sở y tế và bệnh viện. Hiện nay, có rất nhiều cơ sở phòng khám bệnh tay chân miệng, tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về nên khám ở đâu thì tốt, đảm bảo trị dứt điểm mầm bệnh, bảo đảm được sức khỏe cho con. Dưới đây là một số cơ sở khám chữa bệnh tay chân miệng cha mẹ cần tham khảo:
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ, thì việc đứa bé đi khám nên là việc làm được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu, các bệnh viện quá tải bệnh nhân xét nghiệm thì khách hàng có xu hướng lụa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà vì tính an toàn và sự nhanh chóng.
Lợi ích khi làm xét nghiệm tại nhà của HoiBenh Home
100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Chi tiết gói xét nghiệm tay chân miệng của HoiBenh Home
- Xét nghiệm xác định Enoterovirus và EV71 test nhanh (virus chính gây ra bệnh chân tay miệng): Lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não tuỷ để thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên nhân do EV71 hay Enoterovirus-virus chính gây ra bệnh chân tay miệng
- Xét nghiệm CRP định lượng: Xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng nhẹ để theo dõi phát hiện biến chứng
- Công thức máu: Giúp sàng lọc những bệnh lý đặc trưng bởi những thay đổi nghiêm trọng về số lượng tế bào máu (ví dụ trong các bệnh nhiễm trùng, một số bệnh ung thư, ở các bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại...)
- Xét nghiệm ALT (GPT), AST (GOT): Kiểm tra chức năng gan, có thể đánh giá được sự hoạt động của gan có đang bị yếu tố nào gây ảnh hưởng hay không?
- Xét nghiệm Creatinin, Ure (Máu): Kiểm tra chức năng thận, đánh giá tổn thương và biến chứng của bệnh.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
Giá gói xét nghiệm tay chân miệng của HoiBenh Home đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 595,000 đồng.
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội
Hiện nay, Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong 3 bệnh viện hàng đầu khu vực về lĩnh vực Nhi khoa. Bệnh viện hiện đang cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em tốt nhất ở Việt Nam. Với những đầu tư và ứng dụng các công nghệ cao, hiện đại để giúp đạt được những kết quả tốt hơn cho sức khoẻ trẻ nhỏ. Ngoài ra, bệnh viện còn phát triển Trung tâm đào tạo và Nghiên cứu Nhi khoa, chỉ đạo phát triển dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ trẻ em trên cả nước. Khi thăm khám tại đây, lợi ích của người bệnh và gia đình người bệnh luôn là ưu tiên hàng đầu với các dịch vụ tiên tiến nhất trong việc hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân và cả trong các loại dịch vụ khác.
Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Tp. HCM)
Bệnh viện Nhi đồng 1 hiện là bệnh viện chuyên khoa Nhi, xây dựng từ năm 1954 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/1956. Hiện nay, bệnh viện Nhi đồng 1 đang ngày càng phát triển với quy mô 1.400 giường nội trú và hơn 1.600 nhân viên. Tính đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho trẻ em tất cả các bệnh từ khi mới sinh cho đến 15 tuổi ở Tp. HCM và các tỉnh lân cận.
Cùng với một tập thể đội ngũ bác sĩ , nhân viên khoảng 1600 người luôn nhiệt tình, năng động, có trình độ chuyên môn giỏi và các trang thiết bị y tế hiện đại, bệnh viện đã và đang đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho các bệnh nhi.
Bệnh viện Nhi Đồng 2 (Tp. HCM)
Bệnh viện Nhi đồng 2 Tp. HCM là một trong 3 bệnh viện chuyên khoa Nhi hàng đầu tại Việt nam. Bệnh viện Nhi đồng 2 cùng với Bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách điều trị các bệnh nhân nhi khoa, tham gia chỉ đạo tuyến cho các tỉnh phía Nam Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
Năm 2011, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã được Bộ Y tế công nhận là cơ sở đào tạo về Nhi khoa của Bộ và cấp mã số đào tạo. Hàng năm, bệnh viện vẫn luôn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật y học của thế giới vào trong quá trình chẩn đoán, điều trị bệnh cho bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh viện còn có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và các cấp cơ sở.
Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng
Cha mẹ có thể đưa trẻ đến khám bệnh tay chân miệng tại Khoa Nhi – Hồi sức tích cực thuộc Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. Khoa luôn thực hiện các quy chế công tác của 2 khoa đó là: khoa nội nhi và là khoa lâm sàng. Cùng với đó, khoa luôn thực hiện các phương pháp không phẫu thuật để điều trị cho bệnh nhi.
Một số công tác đặc thù của khoa Nhi Bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng: là khoa lâm sàng chuyên điều trị các bệnh cho trẻ em ở độ tuổi dưới 15 tuổi; Khoa thường được bố trí theo đơn nguyên và thiết kế riêng để phù hợp với tâm sinh lí của từng lứa tuổi trẻ nhỏ; sắp xếp chế độ ăn thích hợp với lứa tuổi và bệnh lí của các em nhỏ. Trong đó phải nói đến đơn nguyên Hồi sức nhi có chức năng điều trị cho các bệnh nhi nặng, thường cấp cứu và hồi sức tích cực cho các bệnh nhi nặng; Đơn nguyên Nhi sơ sinh là điều trị cho các bệnh lý sơ sinh, cấp cứu và hồi sức tích cực cho bệnh nhi sơ sinh nặng non tháng và đủ tháng.
Cách phòng bệnh tay chân cho trẻ tại nhà
Để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ, cả cha mẹ và trẻ phải hình thành thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước đang chảy nhiều lần trong ngày.
Đôi bàn tay của cha mẹ hay người chăm trẻ cũng cần phải rửa sạch bằng xà phòng, nhất là thời điểm trước khi chế biến thức ăn cho trẻ và sau khi đi vệ sinh, thay bỉm, tã...
Rửa sạch tay bằng xà phòng, nhất là thời điểm trước khi chế biến thức ăn cho trẻ và sau khi đi vệ sinh
Vì bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa khi ăn uống nên cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như: ăn chín, uống sôi, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng...
Đặc biệt, cha mẹ không nên mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi...
Thường xuyên rửa sạch đồ chơi của trẻ, lau sạch sàn nhà, tay nắm cửa, các dụng cụ, bề mặt trẻ hay tiếp xúc bằng xà phòng.
Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người bị tay chân miệng hoặc những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Trên đây là những bệnh viện uy tín cũng như những thông tin phòng chống bệnh bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi con em mình đến khám bệnh tay chân miệng tại các cơ sở uy tín.
Xem thêm:
- Trẻ em ở độ tuổi nào dễ bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng nhất
- Hà Nội phát động chiến dịch phòng chống tay chân miệng