Huyết trắng có mùi chua và hôi rất khó chịu là bị gì?
Vùng kín có huyết trắng là trường hợp phổ biến không còn xa lạ với chị em phụ nữ. Trong điều kiện bình thường, huyết trắng không có mùi hoặc có mùi tanh nhẹ đặc trưng. Tuy nhiên, khi huyết trắng có mùi chua, hôi khó chịu thì có thể đây chính là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh lý phụ khoa nào đó.
Huyết trắng có mùi chua và hôi rất khó chịu là bị gì?
Vùng kín có huyết trắng là trường hợp phổ biến không còn xa lạ với chị em phụ nữ. Trong điều kiện bình thường, huyết trắng không có mùi hoặc có mùi tanh nhẹ đặc trưng. Tuy nhiên, khi huyết trắng có mùi chua, hôi khó chịu thì có thể đây chính là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh lý phụ khoa nào đó.
Huyết trắng là gì?
Huyết trắng chính là dịch tiết ra từ đường sinh dục của chị em phụ nữ với tính chất và số lượng tiết ra tùy thuộc vào hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen trong cơ thể mỗi người.
Huyết trắng hay tăng tiết ở những giai đoạn khác nhau như thời kỳ tuổi dậy thì, trước lúc rụng trứng, trong chu kỳ kinh nguyệt, tuổi mãn kinh, khi mang thai, lao động nặng hay kích thích sinh hoạt tình dục, ...
Vai trò của huyết trắng là bôi trơn, giữ ẩm cũng như giúp ổn định môi trường tại âm đạo nhằm hạn chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh. Đồng thời, huyết trắng còn giúp hỗ trợ đắc lực cho việc thụ thai ở nữ giới. Có thể thấy, huyết trắng giữ nhiệm vụ hết sức quan trọng trong đời sống sinh lý và thể hiện được tình trạng nội tiết, sức khỏe của phụ nữ.
Huyết trắng sinh lý bình thường có biểu hiện màu trắng trong (giống như lòng trắng trứng), hơi dai và có mùi hơi tanh. Trong mỗi ml huyết trắng chứa hơn 1000 vi khuẩn nhưng đa số là vi khuẩn vô hại và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Chị em chỉ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, đồng thời giữ cho “vùng kín” được khô thoáng.
Cảnh giác với biểu hiện bất thường khi huyết trắng có mùi chua
Trái ngược với huyết trắng sinh lý, khi huyết trắng có mùi chua, hôi khó chịu chứng tỏ “vùng kín” đang gặp vấn đề về bệnh lý phụ khoa nào đó như viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, viêm âm đạo, ... Có rất nhiều nguyên nhân nhưng đa phần là do tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Cụ thể là:
- Nhiễm khuẩn âm đạo (Bacterial Vaginosis): đây là tình trạng mất cân bằng của lượng vi khuẩn ở âm đạo do sự tăng trưởng quá nhiều. Lúc này dịch tiết có mùi chua, khá hăng và khó chịu. Hiện tượng này thường phổ biến ở phụ nữ còn hoạt động tình dục.
- Viêm âm đạo do nhiễm trùng nấm men: nhiễm nấm men âm đạo là sự phát triển quá mức của bào tử nấm Candida albicans. Việc duy trì sự cân bằng tự nhiên trong âm đạo bởi Candida bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng khó kiểm soát và gây nhiễm trùng. Đây là một trong ba nguyên nhân phổ biến, hay gặp nhất của bệnh huyết trắng. Khi bệnh không được điều trị dứt điểm hoặc tiến triển nặng sẽ xuất hiện khí hư có mùi chua, lượng tiết dịch nhiều.
- Ngoài ra, một số chị em băn khoăn tại sao vùng kín có mùi chua còn có thể do vi khuẩn gây bệnh tình dục bị lây trong lúc quan hệ (bệnh lậu, giang mai, Chlamydia, ...). Một tình trạng khá thường xuyên khác là khí hư có mùi chua khi mang thai cảnh báo nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.
Huyết trắng có mùi chua có gây nguy hại gì không?
- Khi mắc bệnh phụ khoa, tình trạng huyết trắng có mùi hôi thối, khó chịu sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của chị em. Mùi của huyết trắng có thể đi kèm với triệu chứng sưng đau, ngứa rát ở vùng kín khiến chị em mất tự tin, ngại tiếp xúc.
- Khi mang thai, phụ nữ bị nhiễm nấm men âm đạo sẽ tăng khả năng viêm màng ối, nhiễm khuẩn ối, sảy thai, sinh non, vỡ ối sớm, khó khăn trong việc chuyển dạ, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ, ... Đặc biệt, một số loại nấm Candida có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhiễm trùng candida máu, nhiễm nấm candida xâm lấn, đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.
- Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nếu không được điều trị sớm, triệt để sẽ có nguy cơ dẫn tới nhiều biến chứng xấu về chức năng sinh sản như: viêm tắc vòi trứng, hiếm muộn – vô sinh, viêm nội mạc tử cung, ... Chính vì vậy, chị em không nên chủ quan mà khi xuất hiện triệu chứng bất thường như khí hư màu trắng (hoặc trắng đục, màu vàng) có mùi chua cần đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị.
Phương pháp chẩn đoán khi huyết trắng có mùi chua
Để biết chính xác được tình trạng bệnh khi huyết trắng có mùi chua, chị em nên đến cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra.
Thông thường, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng cũng như tiền sử bệnh trước đây (đã từng mắc bệnh về viêm nhiễm âm đạo chưa, có bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không, ...). Sau đó, bác sĩ sẽ thăm khám để kiểm tra tình trạng tiết dịch, mùi hôi, các biểu hiện bên ngoài của bệnh.
Vấn đề viêm nhiễm hay được chẩn đoán bằng xét nghiệm soi tươi âm đạo. Bằng cách lấy mẫu dịch âm đạo, quan sát mẫu dưới kính hiển vi, bác sĩ sẽ đánh giá cụ thể mức độ bệnh cụ thể của bạn như thế nào.
Đối với trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng nấm men có thể thực hiện xét nghiệm tiêu bản KOH bằng cách sử dụng dung dịch kali hydroxit để tiêu diệt vi khuẩn và tế bào âm đạo, chỉ để lại tế bào nấm (nếu có mầm bệnh tồn tại).
Dựa trên kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Điều trị huyết trắng có mùi chua như thế nào?
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc như chống nấm, thuốc kháng sinh hoặc thuốc đặt âm đạo, kem bôi, ... Một số thuốc đặt và kem bôi hay được sử dụng là butoconazole, miconazole, tioconazole và clotrimazole. Đối với trường hợp bị nhiễm nấm nặng có thể dùng fluconazole và itraconazole. Khi tình trạng bệnh ở thể nhẹ, có thể dùng thuốc miconazole, nystatin, clotrimazole.
Nếu chị em đang mang thai cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Bên cạnh đó, chị em cần lưu ý tránh quan hệ tình dục đến khi bệnh khỏi hẳn.
Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định, liều lượng và cách dùng để bệnh nhanh khỏi và không tái phát.
Làm sao để hiện tượng huyết trắng có mùi chua tái diễn?
Để không còn gặp phải hiện tượng khó chịu này, chị em cần chú ý tới những điều sau:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ, giai đoạn mang thai, sau sinh, ...
- Không sử dụng dung dịch vệ sinh có hoạt chất tẩy rửa mạnh, đặc biệt không thụt rửa sâu vào âm đạo khiến vi khuẩn bên ngoài dễ tấn công vùng kín và lây bệnh.
- Nên lựa chọn quần lót làm từ chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt và thoáng khí. Ngoài ra, chị em không nên mặc quần lót chật. Thay nội y mỗi ngày ít nhất 1 lần.
- Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su, chung thủy một vợ một chồng
- Cần duy trì thói quen ăn uống khoa học, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, sữa chua trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Hạn chế căng thẳng, thức khuya và làm việc quá sức.
- Khám phụ khoa định kỳ để nắm bắt tình trạng sức khỏe sinh sản, kịp thời phát hiện bệnh để điều trị sớm.
Xem thêm:
- Tại sao huyết trắng đổi màu sau khi quan hệ?
- Tại sao huyết trắng có vị chua?