Huyết áp kẹt: Nguyên nhân, cách nhận biết và cách phòng ngừa ngừa bệnh

Huyết áp kẹt thường gây ra các triệu chứng rất giống với huyết áp thấp như hoa mắt, chóng mặt, cơ thể ớn lạnh, mất ngủ,.. Nếu không được can thiệp kịp thời, huyết áp kẹt có thể gây nên những hậu quả xấu mà chúng ta không thể lường trước được bao gồm: làm cho tuần hoàn máu bị giảm; khiến tim phải làm việc nhiều hơn bình thường; làm vách tim dày lên; nặng thì suy tim.

Huyết áp kẹt: Nguyên nhân, cách nhận biết và cách phòng ngừa ngừa bệnh Huyết áp kẹt: Nguyên nhân, cách nhận biết và cách phòng ngừa ngừa bệnh

Huyết áp kẹt thường gây ra các triệu chứng rất giống với huyết áp thấp như hoa mắt, chóng mặt, cơ thể ớn lạnh, mất ngủ,.. Nếu không được can thiệp kịp thời, huyết áp kẹt có thể gây nên những hậu quả xấu mà chúng ta không thể lường trước được bao gồm: làm cho tuần hoàn máu bị giảm, ứ trệ; khiến tim phải làm việc nhiều hơn bình thường; làm vách tim dày lên; nặng thì suy tim.

Huyết áp kẹt xuất hiện khi nào?

Huyết áp là áp lực của máu lên các thành mạch máu khi tim bơm máu đi khắp cơ thể. Huyết áp được xác định bởi hai chỉ số:

  • Sức co bóp của tim còn được gọi là huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa).
  • Sức cản của động mạch, còn được gọi là huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu).

Huyết áp bình thường là:

  • Huyết áp tâm thu nằm trong khoảng từ 90 đến 120 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương nằm trong khoảng từ 60 đến 80 mmHg.
  • Hiệu số huyết áp tâm thu trừ huyết áp tâm trương luôn dao động xung quanh 40 mmHg.

Huyết áp kẹt xuất hiện khi hiệu số huyết áp tâm thu trừ huyết áp tâm trương <25 mmHg. Trong trường hợp này thì chỉ số của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương sẽ tiến gần về nhau. Chẳng hạn: huyết áp tâm thu là 110 mmHg, huyết áp tâm trương là 90 mmHg thì hiệu số huyết áp tâm thu trừ huyết áp tâm trương sẽ là 20 mmHg. Khi đó, bạn đang rơi vào tình trạng huyết áp kẹt.

vicare.vn-huyet-ap-ket-nguyen-nhan-cach-nhan-biet-va-cach-phong-ngua-ngua-benh-body-1

Nguyên nhân gây nên huyết áp kẹt bắt nguồn từ đâu?

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng huyết áp kẹt là do huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương biến đổi. Những nguyên nhân chính khiến cho hai chỉ số huyết áp này thay đổi bắt nguồn những bệnh lý tim mạch dưới đây:

  • Mất máu nội mạch do chấn thương, dịch thoát khỏi nội mạch khi mắc các bệnh sốt xuất huyết Dengue hoặc suy tim, sốc.
  • Hẹp van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp tâm thu giảm do lượng máu được tống ra khỏi thất trái trong.
  • Hẹp van hai lá khiến máu sẽ bị ứ lại tâm nhĩ trái trong và làm tăng huyết áp tâm trương.

Ngoài ra, huyết áp kẹt còn được gây ra bởi hiện tượng chèn ép tim, cổ trướng, báng bụng,..

Làm sao để nhận biết huyết áp kẹt?

Các triệu chứng của huyết áp kẹt gần như tương đương với các triệu chứng của huyết áp thấp với những biểu hiện cực kỳ đặc trưng dưới đây:

  • Hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, mệt mỏi, choáng váng, đau đầu, ngủ kém, thường xuyên mất ngủ, thấy người ớn lạnh hơn bình thường. Đôi khi, người bệnh có thể bị ngất bất ngờ.
  • Xuất hiện tình trạng khó thở, hơi thở ngắn, hụt hơi.
  • Trí nhớ kém, hay quên.

Như vậy, có thể thấy việc phân biệt huyết áp thấp và huyết áp kẹt là không hề dễ dàng. Do vậy, nếu gặp những biểu hiện này, bạn cần đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh. Cũng giống như các bệnh lý liên quan đến huyết áp thì huyết áp kẹt cũng gây nên những hậu quả xấu như: làm cho tuần hoàn máu bị giảm, ứ trệ; khiến tim phải làm việc nhiều hơn bình thường; làm vách tim dày lên; nặng thì suy tim.

Xử lý ra sao khi bị huyết áp kẹt?

Khi bị huyết áp kẹt, chúng ta cần đến thăm khám bác sĩ, tuân thủ điều trị, sinh hoạt điều độ để tránh những hậu quả xấu về sau. Những việc bạn cần làm khi bị huyết áp kẹt bao gồm:

  • Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, yoga và thiền cũng rất tốt cho những bệnh nhân mắc các vấn đề liên quan đến tim mạch nói chung.
  • Hạn chế căng thẳng, tức giận không cần thiết.
  • Không làm việc quá sức, tránh mang vác nặng.
  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị và hỏi ý kiến bác sĩ nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường.
vicare.vn-huyet-ap-ket-nguyen-nhan-cach-nhan-biet-va-cach-phong-ngua-ngua-benh-body-2

Phòng ngừa huyết áp kẹt hiệu quả?

  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên. Đặc biệt những người có tiền sử mắc bệnh huyết áp và tim mạch nên chuẩn bị sẵn dụng cụ đo huyết áp sẵn tại nhà và học đo huyết áp đúng cách.
  • Cân bằng công việc với việc chăm sóc bản thân và nghỉ ngơi. Hạn chế căng thẳng, thư giãn bằng cách tập thể dục, đọc sách, làm vườn,...
  • Ngủ nghỉ đúng giờ (nên ngủ trước 11h đêm).
  • Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng với các bữa ăn cần đảm bảo các chất dinh dưỡng như chất xơ, chất đạm, vitamin, kẽm,... Hạn chế ăn thức ăn chiên rán, chứa nhiều chất béo không tốt, đồ ăn cay nóng và các chất kích thích. Không nên ăn quá no trong mỗi bữa ăn, ăn trước khi đi ngủ tối thiểu 2 tiếng.
  • Nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường cần hỏi ý kiến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn thêm.

Những việc làm này rất đơn giản nhưng có thể giúp bạn phòng ngừa huyết áp kẹt dễ dàng.

Xem thêm:

  • Huyết áp kẹt là gì? Có nguy hiểm không?
  • Tổng quan về bệnh huyết áp thấp và mẹo nhỏ khắc phục