Huyết áp cao có ăn được tỏi đen không?

Tỏi đen với nhiều công dụng thần kỳ đối với sức khỏe đã trở thành thực phẩm phổ biến trong nhiều gia đình Việt Nam hiện nay. Trước những lợi ích của loại thực phẩm này, nhiều người đã đặt câu hỏi liệu người bị huyết áp cao có ăn được tỏi đen không? Nếu bạn đang có cùng thắc mắc, mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu nhanh trong bài viết sau đây.

Huyết áp cao có ăn được tỏi đen không? Huyết áp cao có ăn được tỏi đen không?

Tỏi đen với nhiều công dụng thần kỳ đối với sức khỏe đã trở thành thực phẩm phổ biến trong nhiều gia đình Việt Nam hiện nay. Trước những lợi ích của loại thực phẩm này, nhiều người đã đặt câu hỏi liệu người bị huyết áp cao có ăn được tỏi đen không? Nếu bạn đang có cùng thắc mắc, mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu nhanh trong bài viết sau đây.

Tỏi trắng và bệnh cao huyết áp

Nguyên nhân lớn gây ra chứng cao huyết áp trực tiếp là sự gia tăng nhịp tim và mạch máu giảm tính đàn hồi vì lý do nào đó. Tiếp đến, sự tích tụ cholesterol xấu trong máu sẽ làm dày mạch máu và gây tăng huyết áp.

Tỏi trắng có chứa nhiều thành phần như Vinyldithine, S-allyl cysteine... với tác dụng can thiệp và ức chế hoạt động của các co-enzyme có chức năng tổng hợp cholesterol trong cơ thể. Bên cạnh đó, một số thành phần khác như disulfit diallyl hay trisulfide diallyl cũng có khả năng thúc đẩy hoạt động giải phóng cholesterol được lưu trữ trong gan, nhờ đó giảm bớt cholesterol của cơ thể.

Tỏi còn chứa một số thành phần khác có tên là scorodinine. Đây là thành phần có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các huyết khối, từ đó cải thiện mạch máu ngoại vi.

Người bị huyết áp cao có ăn được tỏi đen không?

vicare.vn-huyet-ap-cao-co-duoc-toi-den-khong-body-1

Tỏi đen là gì?

Tỏi đen là một chế phẩm được tạo ra từ sự lên men tỏi trắng trong thời gian từ 30 ngày – 60 ngày, điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Trong quá trình này, các thành phần trong tỏi sẽ dần dần chuyển biến, khiến màu sắc của tỏi trở thành màu đen.

Tỏi đen thường có một số đặc điểm như: có màu đen, mùi hăng không còn và vị ngọt, có sự thay đổi về các thành phần bên trong.

Sự thay đổi thành phần của tỏi đen diễn ra như thế nào?

Theo các nhà nghiên cứu, so với tỏi trắng, một số thành phần trong tỏi đen đã tăng một cách vượt trội:

  • Có khoảng 13 trong số 18 loại acid amin tăng hàm lượng.
  • Gấp 1.7 lần hàm lượng Carbohydrate.
  • Gấp 8 lần hàm lượng S-allyl cysteine – một thành phần chỉ có trong tỏi trắng nhưng chỉ với 1 lượng rất nhỏ.
  • Tăng khoảng 8 – 12 làn hàm lượng Polyphenol.

Công dụng của tỏi đen trong điều trị tăng huyết áp

Tỏi vốn dĩ là một vị thuốc có khả năng ổn định là huyết áp bình thường. Tuy nhiên, khi đã trở thành tỏi đen, nó sẽ mang lại nhiều hiệu quả bất ngờ hơn rất nhiều.

Allicin trong tỏi trắng là một thành phần đặc biệt tạo nên mùi hăng đặc trưng của tỏi. Đây là một sát khuẩn rất mạnh, có thể loại bỏ virus, vi khuẩn... và bảo vệ sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên, khi được lên men dưới điều kiện nhiệt độ, Allicin sẽ chuyển hóa thành ajoene, điều này giải thích vì sao tỏi đen mất đi mùi hăng vốn có. Thành phần ajoene có khả năng làm cho việc di chuyển của dòng máu trong mạch dễ dàng và trơn tru hơn. Không những vậy, ajoene còn ngăn ngừa sự hấp thu cholesterol trong máu và hạn chế tình trạng đông máu.

Thêm vào đó, Polyphenol là một chất chống oxy hóa với tác dụng cải thiện độ êm của dòng chảy trong mạch máu. Thành phần này cũng được gia tăng nhiều lần khi tỏi trắng chuyển thành tỏi đen.

Nổi bật nhất chính là thành phần S-allyl cysteine. Đặc tính của S-allyl cysteine là khả năng hạn chế sự tăng cường cholesterol trong máu và hạn chế sự hình thành huyết khối. Với hàm lượng S-allyl cysteine cao gấp 8 lần so với tỏi trắng, tỏi đen đang trở thành thực phẩm được nhiều bệnh nhân cao huyết áp ưa chuộng.

Công dụng của tỏi đen đối với bệnh nhân cao huyết áp không chỉ là lý thuyết mà đã được chứng minh qua nghiên cứu thực tế. Theo kết quả từ một nghiên cứu của Đại học Akita, Nhật Bản, người sử dụng tỏi đen liên tục trong vòng 14 ngày sẽ làm giảm huyết áp rõ ràng, lên đến 34.6%.

Tạp chí “The British Heart Foundation” cũng đã khẳng định việc điều trị cao huyết áp bằng tỏi đen là giải pháp lý tưởng và cần thiết. Theo đó, cô Ellen Mason, y tá cao cấp thuộc Quỹ tim mạch Anh, chia sẻ rằng: tỏi trong y học đã được áp dụng trong nhiều bài thuốc và thuốc từ ngàn năm nay. Nếu như biết áp dụng tỏi đen vào việc điều trị bệnh mãn tính, ví dụ như cao huyết áp, mang lại hiệu quả vượt trội.

Một cuộc kiểm tra ở Anh cũng đã cho kết quả khả quan rằng: hiệu quả điều trị cao huyết áp bằng việc bổ sung tỏi đen vào chế độ ăn uống mang lại hiệu quả cao gấp 2 lần so với thông thường. Tuy nhiên, các bác sỹ vẫn khuyến cáo bạn nên kết hợp cùng với thuốc điều trị để có kết quả tốt hơn.

Những thông tin khác về công dụng của tỏi đen

vicare.vn-huyet-ap-cao-co-duoc-toi-den-khong-body-2

Bạn có biết: tỏi đen còn được áp dụng trong việc điều trị và hạn chế tiến triển của bệnh ung thư nhờ vào thành phần S-allyl cysteine. Thành phần này khi đi vào cơ thể sẽ thực hiện kích hoạt các tế bào miễn dịch đặc hiệu NK – những điều này đã được xác nhận trong báo cáo của Motohiro Sasaki, Nhật Bản. Những tế bào NK này có khả năng tấn công vào chất độc hại mà không cần đến chủng ngừa, từ đó loại bỏ virus và các khối u ác tính trong cơ thể.

Bên cạnh khả năng hỗ trợ điều trị ung thư, người ta cho rằng tỏi đen còn mang lại nhiều hiệu quả khác:

  • Phòng ngừa và đồng thời hỗ trợ trong điều trị bệnh đái tháo đường.
  • Cải thiện chức năng gan.
  • Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và cải thiện sức đề kháng của cơ thể...

Như vậy, đáp án cho câu hỏi “Người bị huyết áp cao có ăn được tỏi đen không?” đã rõ ràng. Bạn hãy nhanh chóng bổ sung thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày nhằm cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh của mình.

Xem thêm:

  • Mô tả chi tiết về bệnh cao huyết áp
  • Huyết áp cao và kiểm soát huyết áp trong thai kỳ
  • Những điều nam giới cần biết về bệnh cao huyết áp