Huyết áp bình thường ở bà bầu là bao nhiêu?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng đánh giá sức khỏe của mọi người. Huyết áp ở phụ nữ có thai lại càng quan trọng hơn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi. Vậy huyết áp bao nhiêu là bình thường? Huyết áp bình thường ở bà bầu là bao nhiêu?

Huyết áp bình thường ở bà bầu là bao nhiêu? Huyết áp bình thường ở bà bầu là bao nhiêu?

Huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim đẩy máu đi nuôi cơ thể, chúng còn bị ảnh hưởng bởi sức cản thành mạch. Trong những trường hợp nhịp tim nhanh, tim hoạt động nhiều gây tăng huyết áp tức thời. Những bệnh nhân có xơ vữa động mạch, thành mạch giảm tính đàn hồi dễ bị tăng huyết áp.

Huyết áp là một chỉ số sinh học nên có sự thay đổi theo nhịp sinh học. Thông thường huyết áp cao ban ngày cao hơn so với huyết áp vào ban đêm do ban đêm cơ thể được nghỉ ngơi. Khi cơ thể hoạt động mạnh, hoạt động thể lực gắng sức nhiều làm tim hoạt động gắng sức, nhịp tim tăng để cung cấp đủ lượng máu cho cơ thể sẽ làm huyết áp tăng lên. Khi cơ thể được nghỉ thư giãn thì huyết áp sẽ giảm xuống. Tuy nhiên việc duy trì huyết áp bình thường trong giới hạn cho phép luôn được cơ thể đảm bảo.

Huyết áp thường có 2 chỉ số quan trọng là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Cả hai đều quan trọng trong đánh giá chức năng tim mạch, mạch máu. Sự bất thường của một trong hai chỉ số này đều kết luận là bất thường của huyết áp.

Thông thường ở người lớn trưởng thành khỏe mạnh, huyết áp bình thường là 120/ 80 mmHg.

Khi huyết áp tâm trương > = 90mmHg hoặc huyết áp tâm thu >= 140mmHg thì được coi là tăng huyết áp. Dưới ngưỡng huyết áp cao nhưng trên ngưỡng huyết áp bình thường được gọi là giai đoạn tiền tăng huyết áp, tuy chưa phải điều trị thuốc nhưng cần theo dõi sát vì có nguy cơ tiến triển thành tăng huyết áp.

vicare.vn-huyet-ap-binh-thuong-o-ba-bau-la-bao-nhieu-body-1

Huyết áp bình thường ở bà bầu là bao nhiêu?

Huyết áp ở phụ nữ mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thai nhi:

  • Phụ nữ có thai có huyết áp thấp làm giảm lượng máu đến bánh rau làm thai chậm phát triển, sức khỏe người mẹ bị huyết áp thấp cũng không được khỏe mạnh, thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi.
  • Huyết áp cao sẽ gây chèn ép vào bánh rau làm thiếu máu cung cấp cho thai. Đăc biệt huyết áp cao ở phụ nữ có thai là dấu hiệu sớm của tiền sản giật, sản giật - một biến chứng thai kì đặc biệt nguy hiểm ở phụ nữ có thai, ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và con. Vì vậy tiến hành đo huyết áp ở phụ nữ có thai không nên xem nhẹ mà cần thực hiện thường xuyên, định kì.

Huyết áp bình thường ở bà bầu nên duy trì ở ngưỡng 110/70 mmHg đến 120/80 mmHg là tối ưu. Dưới 140/ 90 mmHg là ngưỡng chấp nhận được. Khi huyết áp ở phụ nữ có thai tăng trên 140/ 90 mmHg thì được chẩn đoán tăng huyết áp thai kì và cần thận trọng với những thai phụ này.

Tùy vào mức độ tăng huyết áp mà phân loại:

  • Tăng huyết áp nhẹ: 140/90 đến 149/99
  • Tăng huyết áp trung bình: 150/100 đến 159/109
  • Tăng huyết áp nặng: 160/110 hoặc cao hơn

Mức độ tăng huyết áp càng cao thì nguy cơ cho thai phụ và thai nhi càng tăng cao. Vì vậy cần tiến hành điều trị sớm cho các thai phụ này để phòng tránh các biến chứng không mong muốn và để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

vicare.vn-huyet-ap-binh-thuong-o-ba-bau-la-bao-nhieu-body-2

Cách duy trì huyết áp ổn định cho bà bầu

Việc duy trì huyết áp ổn định trong suốt thai kì là rất quan trọng. Bằng những biện pháp đơn giản nhưng hữu ích sẽ giúp thai phụ có một sức khỏe thai kì khỏe mạnh.

  • Bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lí, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin khoáng chất, tăng cường sử dụng rau xanh.
  • Hạn chế đồ ăn ngọt, chứa nhiều đường. Hạn chế đồ uống có gas, đồ chứa chất kích thích.
  • Không lao động gắng sức, hoạt động nặng nhọc.
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột, đặc biệt khi đứng lên ngồi xuống để hạn chế làm thay đổi huyết áp đột ngột.
  • Hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể vì muối sẽ làm tăng huyết áp. Ăn nhạt hơn, hạn chế muối.
  • Tập thể dục thường xuyên với các động tác nhẹ nhàng để duy trì cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng, duy trì huyết áp ổn định.
  • Luôn mang bánh kẹo ngọt để có thể ăn luôn khi mệt mỏi và để tránh tụt đường huyết.
  • Khám thai định kì thường xuyên để được thăm khám toàn diện, phát hiện sớm các bệnh lí mắc phải. Việc phát hiện sớm để theo dõi và điều trị sớm bệnh tăng huyết áp là quan trọng đối với thai phụ.
  • Quản lí thai nghén tại các cơ sở y tế uy tín để có một thai kì khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Huyết áp cao và kiểm soát huyết áp trong thai kỳ
  • Huyết áp thấp khi mang thai có sinh thường được không?
  • Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp cần tránh nếu bạn chuẩn bị mang thai hoặc đang có thai