Hướng dẫn vắt sữa theo đúng tiêu chuẩn WHO

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ em - đặc biệt trong 6 tháng đầu đời. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, không phải bà mẹ nào cũng có thể cho con bú trực tiếp được. Vì thế, bài viết dưới đây HoiBenh sẽ chia sẻ hướng dẫn vắt sữa theo đúng tiêu chuẩn WHO để sữa mẹ vắt ra vẫn đầy đủ dinh dưỡng nhất, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Hướng dẫn vắt sữa theo đúng tiêu chuẩn WHO Hướng dẫn vắt sữa theo đúng tiêu chuẩn WHO

Cách vắt sữa bằng tay theo đúng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Về cơ bản, cách vắt sữa bằng tay cũng có nguyên tắc cơ bản như việc sử dụng máy hút để lấy sữa ra. Tuy nhiên, vẫn còn có rất nhiều điểm khác biệt cần chú ý trong cách vắt sữa bằng tay để có được dòng sữa mẹ thơm ngon và chất lượng cho bé. Bạn hãy tuân theo các bước vắt sữa bằng tay được nêu sau đây:

  • Rửa tay sạch trước khi vắt sữa.
  • Ngồi với tư thế thoải mái và giữ ly đựng sữa ở gần vú.
  • Đặt ngón tay cái của bà mẹ lên núm vú và quầng vú, ngón trỏ của bà mẹ ở phía dưới núm vú và quầng vú, đối diện với ngón tay cái. Bà mẹ nâng vú bằng các ngón tay khác.
  • Ấn ngón cái và ngón trỏ xuống nhẹ nhàng về phía trong và vào phía thành ngực.
  • Ấn vào các xoang chứa sữa ở dưới quầng vú.
  • Lặp lại các động tác ấn vào rồi thả ra và từ nhiều phía. Tránh ép vào núm vú. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật vắt sữa sẽ không thấy đau, nếu thấy đau tức là bạn đã làm sai.

Vắt một bên vú ít nhất 3-5 phút cho đến khi dòng sữa chảy chậm lại thì chuyển sang vắt bên kia, sau đó vắt lại cả 2 bên. Tổng thời gian vắt sữa đầy đủ là từ 20 đến 30 phút.

vicare.vn-huong-dan-vat-sua-theo-dung-tieu-chuan-who-body-1

Cách bảo quản sữa mẹ vắt ra như thế nào?

Sau khi bạn đã thực hiện cách vắt sữa bằng tay thì chúng ta sẽ đến với tìm hiểu cách bảo quản sữa mẹ vắt ra để giữ được chất lượng dinh dưỡng có trong dòng sữa mẹ cho bé. Để đạt được điều này, bạn hãy thực hiện đúng cách bảo quản sữa mẹ vắt ra sau đây:

  • Dụng cụ vắt và chứa sữa phải được rửa sạch và luộc sôi.
  • Che kín dụng cụ khi bảo quản.
  • Ủ ấm hoặc làm ấm sữa lại khi cho trẻ ăn bằng phương pháp cách thủy, không đun sôi hay hâm lò vi sóng.
  • Một điểm cần chú ý nữa trong cách bảo quản sữa mẹ vắt ra đó là nhiệt độ và thời gian bảo quản sữa mẹ:
  • Với nhiệt độ phòng (25 độ C): 6-8 tiếng đồng hồ.
  • Với sữa để trong ngăn mát tủ lạnh (4 độ C): 3 – 5 ngày
  • Với sữa để trong ngăn đá tủ lạnh: Khoảng 3 tháng.

Bí quyết để mẹ vắt sữa bằng tay hiệu quả

  • Hãy thực hiện cách vắt sữa bằng tay ở không gian ấm áp, yên tĩnh và thoải mái. Khi thực hiện cách vắt sữa bằng tay, bạn hãy hít thở sâu và chậm và bật những giai điệu nhẹ nhàng để thả lỏng cơ thể. Hay trước khi vắt sữa, bạn có thể uống ly nước nóng hoặc tắm nước ấm cũng rất hữu ích.
  • Xoa bóp hai bầu ngực nhẹ nhàng: Dùng lòng bàn tay hoặc gò ngón tay vuốt ve ngực, hướng về núm vú. Nhẹ nhàng lăn núm vú giữa các ngón tay để ngực không bị căng cứng và sữa dễ ra hơn.
vicare.vn-huong-dan-vat-sua-theo-dung-tieu-chuan-who-body-2
  • Khi thực hiện cách vắt sữa bằng tay, bạn hãy nghĩ đến bé, đây sẽ là động lực giúp bạn vắt sữa tốt hơn và sữa cũng chảy ra nhiều hơn.
  • Có thể nhớ chồng hoặc người thân trong gia đình khi vắt sữa, nhiều bà mẹ thường có nhiều sữa hơn qua cách vắt sữa bằng tay khi có người bên cạnh an ủi, vỗ về.

Trên đây là cách vắt sữa bằng tay cho mẹ và cách bảo quản sữa mẹ vắt ra để đảm bảo dòng sữa mẹ thơm ngon đầy dinh dưỡng được cung cấp cho bé mỗi ngày. Chúc các mẹ thành công.

Xem thêm:

  • Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ vắt từ máy hút sữa
  • Đau đầu chuyện mẹ bị căng sữa nhưng lại vắt được ít
  • Trong môi trường bên ngoài sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?