Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn bọc, mủ, nhọt đúng cách

Thông thường để trị các loại mụn nặng như bọc, mủ, nhọt, bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế sẽ kê thuốc kháng sinh trị mụn. Khi dùng những loại thuốc này cần phải hết sức lưu ý để tránh gây ra các tác dụng phụ, kích ứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn bọc, mủ, nhọt đúng cách Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn bọc, mủ, nhọt đúng cách

Các loại thuốc kháng sinh trị mụn thường dùng

Thuốc kháng sinh được dùng để ngăn chặn và giúp tiêu diệt sự hoạt của vi khuẩn trong nang lông và trên bề mặt da, ngừa mụn bọc, mủ, nhọt, chống viêm. Có hai nhóm thuốc kháng sinh là thuốc đường uống và thuốc bôi ngoài da. Thuốc uống hay còn gọi là thuốc điều trị toàn thân được bác sĩ chỉ định sử dụng uống trong nhiều tháng. Còn thuốc bôi hay thuốc chữa trị tại chỗ thì chỉ bôi vào vùng da mụn.

Nhóm thuốc kháng sinh dạng bôi ngoài da

  • Thuốc Clindamyncin

Thuốc kháng sinh trị mụn mủ, nhọt, bọc là Clindamyncin có sẵn ở dạng viên nén hoặc là gel, thường được sử dụng trong các trường hợp mụn nặng. Thuốc này có công dụng ức chế sự hoạt động của vi khuẩn gây nên mụn do nó sẽ ngăn chặn sự hình thành protein của các vi khuẩn. Đồng thời còn có thể làm giảm lượng dầu nhờn dư thừa và giúp duy trì độ ẩm cho da.

Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như lột da, buồn nôn, ban ngứa hoặc thậm chí là táo bón,... Thuốc cũng chống chỉ định đối với những người bị viêm đại tràng và viêm dạ dày.

  • Thuốc Erythromycin

Dung dịch 4% của thuốc kháng sinh trị mụn mủ, bọc, nhọt Erythromycin có công dụng làm tiêu diệt vi khuẩn gây mụn hiệu quả, do đó ngăn ngừa mụn và chữa mụn mới hình thành. Thuốc kháng sinh này được sử dụng khá phổ biến nhưng nó cũng gây nên một số tác dụng phụ như tăng độ nhạy cảm của tia UV, đau dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy.

  • Thuốc Benzoyl peroxyde

Với tác dụng giảm axit béo tự do trong nang tuyến bã, chống vi khuẩn gây ra mụn và làm tiêu nhân mụn nên thuốc kháng sinh Benzoyl peroxyde thường được chỉ định để điều trị mụn mủ, bọc, nhọt. Tuy nhiên, 1 số kích ứng có thể xảy ra như ngứa ngáy, lột da, nhất là những làn da nhạy cảm. Và nên tránh ánh nắng mặt trời vì chúng có thể sẽ khiến cho da đen sạm, cháy đỏ.

  • Thuốc Dapsone

Loại thuốc kháng sinh trị mụn mủ, bọc, nhọt thuộc nhóm Dapsone là Aczone thường được sử dụng cho những trường hợp mụn nặng. Được dùng để bôi trực tiếp vào các khu vực da bị tổn thương để cải thiện những triệu chứng đau và sưng tấy.

  • Lưu huỳnh

Thường được dùng để giảm nhờn, sát trùng, tiêu mụn nhưng chỉ ở mức độ nhẹ. Chúng được pha ở trong cồn, long não hoặc là dưới dạng kem với resorcine. Việc sử dụng lưu huỳnh để trị mụn được khá nhiều các chị em phụ nữ ưa chuộng nhưng nó có thể gây nên kích ứng, vì vậy nên sử dụng theo đúng các chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc Acid Azelaic

Acid Azelaic là thuốc kháng sinh trị mụn mủ, bọc và nhọt được dùng để bôi ngoài da khoảng hai lần mỗi ngày. Thuốc này có công dụng diệt vi khuẩn gây ra mụn, chống viêm, giúp cho da sản xuất tế bào mới và ngăn ngừa sự tích tụ làm bít tắc các lỗ chân lông. Đây cũng là loại kháng sinh có ít tác dụng phụ, nếu như có thì cũng chỉ ngứa, rát nhẹ và trong 1 thời gian ngắn.

Ngoài ra còn 1 số thuốc kháng sinh dạng bôi thường được sử dụng như Adapalene, Tretinoin nhưng chúng không hiệu quả lắm với mụn mủ và mụn nang. Gây nên nhiều kích ứng da rất mạnh như gây đỏ da và ngứa ngáy.

Nhóm thuốc kháng sinh để điều trị toàn thân

vicare.vn-huong-dan-su-dung-thuoc-khang-sinh-tri-mun-boc-mu-nhot-dung-cach-body-1
  • Thuốc Tetracyclin

Đây là loại thuốc kháng sinh trị mụn mủ, bọc, nhọt đường uống rất phổ biến. Chúng được sử dụng trong các trường hợp có viêm nhiễm khuẩn nặng, để giúp giảm viêm, diệt vi khuẩn gây mụn và làm cải thiện các vết sẩn hình thành trên bề mặt da. Nhưng kháng sinh Tetracyclin có thể gây ra 1 số tác dụng phụ không mong muốn là buồn nôn, đau bụng hay tiêu chảy.

  • Thuốc Minocyclin

Với khả năng chống khuẩn, chống viêm mạnh mẽ nên Minocyclin giúp làm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nhờ đó mà việc trị mụn hiệu quả hơn. Ngoài ra, thuốc kháng sinh trị mụn mủ, bọc, nhọt này còn có thể giúp cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Có thể sử dụng nó ở 2 dạng là bôi và uống để tăng hiệu quả giảm sưng và đau đỏ với mụn nặng.

  • Thuốc Clindamycin

Ngoài cách dùng bôi ở bên ngoài, thuốc kháng sinh Clindamycin còn được sử dụng theo đường uống. Nhưng do khả năng gây ra viêm đại tràng giả mạc nên thuốc này thường không phải là sự lựa chọn đầu tiên. Chúng chỉ được dùng cho mụn do vi khuẩn đã kháng lại với các kháng sinh khác.

  • Thuốc Sulfonamid

Thuốc này có vai trò chủ yếu là loại trừ tận gốc vi khuẩn và sự nhiễm trùng nhưng ít được sử dụng vì dễ gây nên dị ứng. Chúng thường được dùng phối hợp giữa thuốc Sulfamethosazol và Trimethoprim.

  • Thuốc Doxycycline

Là 1 dẫn xuất của Tetracycline, Doxycycline còn được gọi với nhiều cái tên là Vibramycin, Monodox,... Thuốc này sẽ làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn gây ra mụn, chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Nhưng khi sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn bọc Doxycycline bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc là tia cực tím vì nó sẽ làm tăng độ nhạy cảm của các tia UV.

Lưu ý khi thuốc kháng sinh trị mụn mủ, bọc, nhọt

  • Tuân theo chỉ định của bác sĩ

Mặc dù việc sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn mủ, bọc, nhọt được đánh giá là khá hiệu quả nhưng nhiều bác sĩ, chuyên gia y tế vẫn đang cân nhắc trong việc sử dụng. Bởi nguy cơ gặp phải các tình trạng kháng thuốc kháng sinh và tác phụ có nguy cơ rất cao. Do đó nếu như muốn điều trị mụn bằng thuốc kháng sinh, bạn cần thăm khám tại cơ sở y tế với bác sĩ có chuyên môn để có thể được tư vấn và chỉ định liều dùng. Không nên tự ý mua hay sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn mủ, bọc, nhọt để tránh gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe.

vicare.vn-huong-dan-su-dung-thuoc-khang-sinh-tri-mun-boc-mu-nhot-dung-cach-body-2
  • Dùng thử thuốc bôi

Đối với thuốc kháng sinh dạng bôi ngoài da, trước khi áp dụng lên vùng da mụn, bạn cần bôi thử lên vùng da nhỏ như mặt trong của cổ tay. Sau đó xem thử phản ứng của da trong khoảng từ 6 – 8 tiếng, nếu không có dấu hiệu bất thường như ngứa, mẩn đỏ và rát thì bạn có thể dùng lên mặt. Còn nếu như có kích ứng xảy ra, bạn nên báo cho các bác sĩ để ngưng dùng và chuyển sang các loại thuốc an toàn hơn.

Thêm nữa, để tránh kích ứng có thể xảy ra thì tốt nhất bạn không nên bôi thuốc ngay sau khi tắm hoặc rửa mặt. Chỉ nên để da hơi ẩm, lúc này mới có thể hấp thụ thuốc hiệu quả. Bạn cũng nên bôi thuốc trước khi trang điểm để cho lớp mỹ phẩm này không ảnh hưởng tới mụn hay giảm tác dụng của thuốc.

  • Kiên nhẫn chờ các tác dụng của thuốc

Thông thường ít có thuốc nào có hiệu quả ngay lập tức nên bạn cần phải kiên nhẫn chờ khoảng từ 6 – 8 tuần. Sau khoảng thời gian này thì thuốc kháng sinh trị mụn mới cho thấy hiệu quả, thời gian chữa trị có thể kéo dài từ 6 tháng cho đến 1 năm, tùy thuộc vào từng mức độ của mụn. Bạn cũng nên giữ cho tâm trạng thoải mái, không nên quá lo lắng hoặc vì muốn có kết quả nhanh mà tự ý tăng liều sử dụng, như thế sẽ rất có hại đến sức khỏe và có thể gây kháng thuốc.

Sau khi đã sạch mụn, bạn cũng không được tự ý bỏ thuốc mà nên tiếp tục dùng thuốc theo như chỉ định của bác sĩ. Liều lượng uống hoặc thuốc bôi đều sẽ được giảm lại, việc tiếp tục sử dụng giúp làm duy trì kết quả và ngăn ngừa cho mụn quay trở lại.

  • Tránh các loại kem tự chế từ thuốc kháng sinh

Với tác dụng tức thời giúp nhanh sạch mụn, làm trắng da nên nhiều loại kem trộn tự chế từ những loại thuốc tây, thuốc kháng sinh như corticoid khiến cho nhiều chị em “rước họa vào thân”. Các loại kem này sẽ làm da tổn thương nặng nề, mặt tròn, viêm da, bào mòn da, phù nề và thậm chí gây nên những dị tật bẩm sinh cho thai nhi và bệnh teo cơ bên trong.

Tốt nhất khi sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn mủ, bọc, nhọt, bạn nên xin ý kiến của bác sĩ có chuyên môn và tránh tự ý sử dụng. Và khi sử dụng cũng cần thực hiện theo đúng các hướng dẫn, đúng liều lượng để có thể trị mụn được một cách an toàn và nhanh chóng.

Xem thêm:

  • Trị mụn - không bao giờ là điều dễ dàng!
  • Giải pháp trị mụn tại nhà hiệu quả