Hướng dẫn nhận biết các triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em
Động kinh là một trong những chứng bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ ai, thuộc bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn cả vẫn là trẻ em và thường để lại những di chứng vô cùng nặng nề. Để giúp các bạn nhận biết và điều trị bệnh cho con em mình hiệu quả, hãy cùng xem những triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em là gì dưới đây bạn nhé.
Hướng dẫn nhận biết các triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em
Động kinh là một trong những chứng bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ ai, thuộc bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn cả vẫn là trẻ em và thường để lại những di chứng vô cùng nặng nề. Để giúp các bạn nhận biết và điều trị bệnh cho con em mình hiệu quả, hãy cùng xem những triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em là gì dưới đây bạn nhé.
1. Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ bị động kinh?
Nguyên nhân gây bệnh có thể được chia thành hai loại cơ bản gồm thứ phát và nguyên phát.
- Nguyên nhân gây động kinh thứ phát: Thông thường bệnh xuất hiện sau khi trẻ chịu một chấn thương nào đó hoặc mắc bệnh ảnh hưởng đến não như chấn thương sọ não, mắc u não hoặc viêm màng não.
- Động kinh nguyên phát thì sao: Bệnh xuất hiện mà không có bất cứ một nguyên nhân nào còn được gọi là động kinh vô căn. Theo các tài liệu nghiên cứu, chứng bệnh này có liên quan đến gen hoặc các tế bào bất thường như sự khiếm khuyết các kênh ion bên trong não bộ. Hiện nay, các thống kê cho thấy số lượng bệnh nguyên phát có tỉ lệ khoảng 55 - 75% số trường hợp mắc bệnh động kinh ở trẻ em.
2. Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em
Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em cũng khá đa dạng và phong phú. Về cơ bản, các dạng bệnh động kinh ở trẻ được chia thành 4 loại với các dấu hiệu cơ bản như sau:
- Đột nhiên xuất hiện dấu hiệu co cứng co giật toàn thân: Thông thường các cơn co giật xuất hiện bất ngờ khiến trẻ không thể kiểm soát và ngã xuống đất. Ở giai đoạn đầu, cơ thể trẻ sẽ bị co cứng, tiếp đến là co giật toàn thân, mắt trợn và sùi bọt mép. Khi cơn co giật qua đi, trẻ mệt mỏi, không được tỉnh táo.
- Có dấu hiệu vắng ý thức: Đây là triệu chứng của bệnh động kinh ở trẻ em xuất hiện phổ biến ở trẻ thuộc độ tuổi từ 4 - 15 tuổi. Nếu không chú ý, phụ huynh thường không thể nhận biết được bệnh do dấu hiệu thường không rõ ràng. Trẻ thường có biểu hiện ngừng suy nghĩ, làm việc trong khoảng vài chục giây, xuất hiện thường xuyên trong ngày. Đôi khi, trẻ nhìn vào một thứ gì đó trong vô thức, không cảm xúc.
- Co thắt sơ sinh: Chứng co thắt sơ sinh còn được gọi với cái tên khác là động kinh thể West. Đây là dạng động kinh đặc biệt, có dấu hiệu nhận biết là cơ bắp co thắt đột ngột khiến hai tay giơ cao, người gập về phía trước. Khi cơn co thắt qua đi, trẻ sẽ trở lại tư thế thông thường. Theo các chuyên gia, triệu chứng này thường xuất hiện từ 10 - 20 lần liên tục trong vài phút. Chứng co thắt cũng thường xuất hiện ở trẻ 1-4 tuổi, sau đó sẽ chuyển sang dạng bệnh khác.
- Động kinh xuất hiện cả trong giấc ngủ: Ngay khi trẻ đang ngủ, bệnh cũng có thể xuất hiện với các biểu hiện cơ bản gồm co giật, tỉnh giấc đột ngột lúc nửa đêm, vệ sinh không tự chủ... Sáng hôm sau, trẻ thường có cảm giác mệt mỏi ngay khi thức dậy. Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em này cha mẹ cần hết sức chú ý, nếu không trẻ rất dễ gặp nguy hiểm do đang trong giấc ngủ, trẻ không thể kiểm soát được ý thức.
3. Bệnh động kinh có ảnh hưởng gì đến trẻ nhỏ?
Với những triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em nói trên, liệu rằng trẻ sẽ phải đối diện với những ảnh hưởng gì nếu không may mắc bệnh?
Đầu tiên, bệnh sẽ tăng nguy cơ chấn thương, tai nạn cho trẻ khi thường xuất hiện các cơn co giật đột ngột khiến trẻ bị ngã. Bên cạnh đó, có khoảng 1/5 số trẻ mắc bệnh gặp phải các vấn đề về trí tuệ, gây khuyết tật trí tuệ.
Với những trẻ mắc động kinh, trẻ có thể bị kèm một số loại bệnh khác như trầm cảm, tăng động hay tự kỷ. Không chỉ gây cản trở đến học tập, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trẻ còn khó hòa nhập bạn bè mỗi khi đi học. Điều này bởi lẽ nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về bệnh, nảy sinh thái độ kỳ thị với trẻ. Ngay bản thân trẻ khi mắc bệnh cũng tự mặc cảm về bệnh của mình và sống thu mình trong thế giới riêng.
4. Chẩn đoán và điều trị động kinh ở trẻ em như thế nào?
Để biết được chính xác trẻ có bị động kinh hay không, các bậc phụ huynh nên chú ý đến biểu hiện của trẻ và đưa trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Cùng với việc tham khảo triệu chứng bệnh từ phía cha mẹ, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm điện não đồ thường (EEG) hay điện não đồ video (VEEG) để đưa ra được kết luận chính xác hơn cả. Đặc biệt, cả hai phương pháp điện não đồ nòi trên đều an toàn, không gây đau đớn nên các bạn có thể yên tâm mỗi khi lựa chọn.
Sau khi chẩn đoán tình trạng bệnh, lúc này tùy vào nguyên nhân, mức độ mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Về cơ bản, trong trường hợp phát hiện bệnh sớm, áp dụng giải pháp điều trị đúng đắn, khoảng 2/3 số trẻ mắc bệnh có thể kiểm soát được bệnh. Khi ấy, tần suất bệnh, mức độ các cơn co giật cũng sẽ xuất hiện ít hơn.
Trên đây là các triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em giúp các bậc phụ huynh phát hiện bệnh của con em mình dễ dàng hơn cả. Bởi việc trị bệnh càng sớm sẽ càng mang lại hiệu quả cao, do đó hãy chú ý để điều trị bệnh cho trẻ kịp thời bạn nhé.
Xem thêm:
- Có nên chữa bệnh động kinh bằng thuốc đông y?
- Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
- Bệnh động kinh có nên sinh con hay không?