Hướng dẫn mẹ vệ sinh miệng cho bé khi ăn dặm đúng cách

Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm cũng là lúc đánh dấu bước phát triển mới của con, mà bất cứ bậc làm cha làm mẹ nào cũng luôn mong muốn. Và cũng từ đây, mẹ cần phải chăm sóc cho trẻ chu toàn hơn đặc biệt là vấn đề chăm sóc răng miệng. Vậy mẹ đã biết cách vệ sinh miệng cho bé khi ăn dặm hay chưa?

Hướng dẫn mẹ vệ sinh miệng cho bé khi ăn dặm đúng cách Hướng dẫn mẹ vệ sinh miệng cho bé khi ăn dặm đúng cách

Hãy cùng HoiBenh tham khảo ngay bài viết dưới đây, để có thêm cho mình những kinh nghiệm và sẵn sàng đồng hành cùng với các con trong thời gian sắp tới.

Tại sao cần vệ sinh miệng cho bé khi ăn dặm

Có thể nói việc chăm sóc miệng cho trẻ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết không chỉ nên thực hiện khi bé bắt đầu ăn dặm mà nó cần phải được lưu ý ngay từ khi trẻ được 1-2 tháng tuổi. Mẹ đừng nghĩ rằng trẻ chưa mọc răng, nên việc vệ sinh khoang miệng là không cần thiết.

Mẹ nên tập cho con có thói quen trong việc chăm sóc miệng của mình ngay từ khi còn nhỏ, đó là lý do có những trường hợp nhiều bà mẹ hay dùng khăn ấm để lau chùi vùng lợi cho con mỗi lần con bú xong hay sau khi ngủ dậy. Việc làm này sẽ giúp trẻ sớm nhận thức được tầm quan trọng trong việc vệ sinh cá nhân hàng ngày. Và cho đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm, là lúc khoang miệng được đón nhận nhiều loại thức ăn có mùi vị khác nhau. Nếu như mẹ không quan tâm đến việc vệ sinh miệng cho bé, thì vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển khiến cho miệng bé có mùi hôi khó chịu. Đặc biệt nếu trong giai đoạn ăn dặm, trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên nhưng không được vệ sinh thì các mảng bám của thức ăn sẽ tồn đọng và gây ra sâu răng.

vicare.vn-huong-dan-me-ve-sinh-mieng-cho-be-khi-an-dam-dung-cach

Vệ sinh vùng miệng là cách để giúp con tạo được thói quen chăm sóc răng miệng sau này

Vậy vệ sinh miệng cho bé khi ăn dặm như thế nào?

Đối với những chị em lần đầu làm mẹ, thì việc vệ sinh miệng cho bé khi ăn dặm như thế nào là việc làm vô cùng khó khăn. Vì họ không có kinh nghiệm cũng như kiến thức về điều này, nên sẽ rất dễ rơi vào trạng thái lo lắng và luống cuống. Ngay sau đây, chúng ta hãy cùng lắng nghe chia sẻ của các chị em trên Fanpage: Hội ăn dặm (betibuti) về vấn đề này như sau:

Về cơ bản trẻ bú mẹ thì không cần rơ lưỡi, nhưng khi bé ăn dặm thì mẹ cần làm sạch miệng cho bé theo mốc thời gian như sau (Thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo chung và trung bình cho các bé, mẹ nên căn cứ vào số răng của bé để vệ sinh cho thích hợp).

  • Giai đoạn 6-8 tháng: Khi bé bắt đầu mọc được 2 răng dưới, trước khi trẻ mọc răng thì hạn chế cho trẻ ăn quá nóng uống nước quá lạnh ngoài sữa mẹ không nên cho trẻ uống gì thêm. Thông thường, trẻ lúc này rất thích mút và gặm tay mẹ nên tránh không cho trẻ mút và ngậm. Bởi vì bé có thể cắn phải những vật cứng không tốt cho răng non của mình, thỉnh thoảng mẹ nên dùng khăn xô nhúng nước ấm lau lợi cho bé để bé quen với việc vệ sinh. Điều này sẽ giúp con không cảm thấy khó chịu khi bé đã có răng và quen với việc được mẹ vệ sinh cho.

vicare.vn-huong-dan-me-ve-sinh-mieng-cho-be-khi-an-dam-dung-cach

Mẹ có thể dùng một chiệc khăn ấm để lau chùi lợi cho trẻ sau khi bú

  • Giai đoạn 8-10 tháng: Lúc này bé bắt đầu mọc 2 răng trên, nghĩa là bé có đủ 2 răng ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới. Với trẻ vẫn bú mẹ vào buổi đêm thì mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú để duy trì nguồn sữa, vì trong sữa mẹ có lactose chỉ phân huỷ trong ruột chứ không phân huỷ ở miệng nên mẹ không cần lo trẻ bị sâu răng. Nhưng với trẻ bú sữa công thức thì sau khi đã vệ sinh răng buổi tối, mẹ không được cho trẻ uống sữa rồi đi ngủ luôn sẽ gây tình trạng sâu răng. Khi trẻ lên răng có thể cho bé uống trà lúa mạch ấm sau bữa ăn để làm sạch miệng trẻ hoặc nước ấm, dùng khăn xô ấm lau răng cho bé mỗi ngày 1 lần, cho bé tập tiếp xúc với bàn chải để bé làm quen.
  • Giai đoạn 1 tuổi: Bé đã có đủ 4 cái răng ở hàm trên và 4 cái răng ở hàm dưới (Điều này sẽ có khác biệt với từng bé, vì có bé sẽ mọc răng từ 4 tháng tuổi và muộn nhất là 1.5 tuổi, mẹ không cần phải lo lắng và bổ sung gì cho bé ). Khi bé có đủ 4 cái răng ở giai đoạn 8-10 tháng tuổi, trước khi cho trẻ ngủ mẹ nên cho bé uống nước đầy đủ. Bây giờ mẹ có thể dạy bé vệ sinh răng mỗi ngày bằng bàn chải, bắt đầu mỗi ngày 1 lần bằng cách cho trẻ nằm lên đùi của mẹ và chải răng cho bé. Sau khi chải răng, có thể cho bé uống 1 chút nước ấm và 1 chút nước trà để bé dễ chịu.

Kinh nghiệm vệ sinh miệng cho bé khi ăn dặm

Theo mẹ có nickname quynhchi_htdt trên diễn đàn webtretho.com cho biết: Khi bé bắt đầu ăn bột là phải vệ sinh răng miệng rồi các mẹ ạ! Tối nào vợ chồng tớ và thằng cu cũng phải "chơi" trò đánh răng bằng nước muối loãng (nhạt nhạt thôi), tớ còn dạy bé uống một ngụm to, xúc miệng ục ục rồi nhổ ra nữa. Các mẹ nhớ đánh răng cho con đúng cách và nhớ rơ lưỡi cho bé nữa nhé! Buổi sáng, sau khi đánh răng xong thì tớ cho thằng cu một thìa nhỏ nước mơ muối cho nó sạch họng, rồi chấm nước mơ muối rơ lưỡi cho bé, sau đó thì xúc miệng lại bằng nước lọc. Trộm vía con, không bị viêm mũi họng gì cả, cái miệng lúc nào cũng thơm tho cho dù ăn khá nhiều thứ trong ngày.

Cùng kinh nghiệm này, mẹ có nickname Ivy_Eric cũng chia sẻ thêm: Bé nhà mình được 10 tháng rưỡi và tập đánh răng lúc 10 tháng. Lúc đó sáng sớm khi bé ngủ dậy mình nghe hơi thở có mùi thế là quyết tâm đánh răng cho con.Sáng sớm khi vừa ngủ dậy, tập thể dục tay chân cho con co giãn xong thế là bế con vào toilet cho cu cậu ngồi trên ghế (chiếc ghế xếp nhỏ của bé nhé). Đưa cho bé cái bàn chải cầm chơi, thấy anh ta có vẻ thích cái bàn chải là mẹ mừng lắm rồi.

Sau đó mình cầm tay bé đưa vô miệng đánh qua đánh lại, cu cậu tưởng giỡn cứ cười khinh khích. Nhưng vì bé chưa thể đánh răng sạch nên toàn là ngồi há miệng cho mẹ đánh thôi.