Hướng dẫn mẹ sử dụng dụng cụ hút đờm cho trẻ đúng cách
Để giúp mẹ lấy đờm cho con hiệu quả và an toàn hơn với con, các dụng cụ hút đờm cho trẻ lần lượt ra đời với rất nhiều loại hình dáng, chức năng và mức giá khác nhau để mẹ thoải mái lựa chọn một loại dụng cụ phù hợp nhất với con của mình
Hướng dẫn mẹ sử dụng dụng cụ hút đờm cho trẻ đúng cách
Có nhiều cha mẹ khi con bị đờm trong mũi, liền dùng miệng mình để hút đờm cho con. Đây là một hành động cực kì sai lầm của mẹ, nó có thể khiến con nhiễm thêm vi khuẩn hoặc bệnh tật từ mẹ. Để giúp mẹ lấy đờm cho con hiệu quả và an toàn hơn với con, các dụng cụ hút đờm cho trẻ lần lượt ra đời với rất nhiều loại hình dáng, chức năng và mức giá khác nhau để mẹ thoải mái lựa chọn một loại dụng cụ phù hợp nhất với con của mình
1. Các loại dụng cụ hút đờm cho trẻ có trên thị trường hiện nay
Như đã nói, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dụng cụ hút mũi với rất nhiều kiểu dáng và mức giá khác nhau. Nó có thể là một 1 ống bằng cao su hoặc là 1 dụng cụ hút hình chữ u, cao cấp hơn là máy hút mũi chạy bằng pin với thiết kế hiện đại và nhiều chức năng hơn. Tùy vào túi tiền của từng gia đình cũng như nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn một trong các loại dụng cụ hút đờm phù hợp với mình. Có một số loại dụng cụ hút mũi tốt nhất hiện nay mà mẹ có thể tham khảo như:
Hút mũi dạng dây: Bebe Confort (xuất xứ Pháp) giá 100.000 – 105.000đ, Farlin (Đài Loan) 63.000 – 65.000đ, Kuku ( Đài Loan) 82.000đ hoặc là Happy Day 49.000đ....Canpol (Ba Lan) đa dạng thiết kế có giá dao động từ 68.000 – 85.000 – 225.0000đ tùy loại sản phẩm.
Máy hút mũi chạy bằng pin: Máy hút mũi Farlin (Đài Loan) 1 087 000d; Lanaform (sản xuất Bỉ) 1 230 000đ, Rycom 650.000đ; Graco (Mỹ) từ 590.000-780.000đ.
2. Cách sử dụng dụng cụ hút đờm cho trẻ
Mỗi dụng cụ hút mũi đều sẽ có cách sử dụng khác nhau do cấu tạo các loại máy khác nhau. Do vậy bạn cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tuy nhiên, dù là bạn chọn dụng cụ hút mũi nào thì vẫn cần biết quy trình hút mũi chung với sự hỗ trợ của nước muối sinh lý như sau:
Bước 1: Nhỏ (hoặc là xịt) nước muối sinh lý vào mũi con để làm ẩm và làm lỏng các chất nhầy trước khi hút chúng ra. Bạn có thể mua loại nước muối tại các hiệu thuốc hoặc là pha tại nhà bằng cách hòa tan 1⁄4 thìa muối trong khoảng 240ml nước. Mỗi ngày bạn pha 1 lần và bảo quản trong 1 chiếc chai sạch có nắp.
Bước 2: Bạn để con nằm trên một chiếc gối cao, hoặc là để bé nằm nghiêng cho bé đỡ khó chịu, sau đó dùng chai nhỏ giọt hoặc là bình xịt xịt trực tiếp dung dịch vào mũi bé rồi hút đờm ra. Sau khi lấy 1 bên mũi, bạn lấy giấy lau sạch đầu hút rồi lại tiếp tục với bên còn lại. Sau khi thao tác xong, bạn giữ con nằm nguyên tư thế trong khoảng 10 giây. Dòng nước muối sẽ lấy đi tất cả mũi, đờm, nhớt trong mũi, sau đó sẽ chảy xuống họng của trẻ và gây phản xạ nhợn ói một chút ở lần đầu tiên, từ lần sau trẻ sẽ quen dần và không ói nữa.
Bước 3: Cuối cùng, bạn dùng tăm bông hoặc là giấy khô mềm xoắn lại và nhẹ nhàng đưa vào mũi để lau khô mũi cho bé là được.3. Lưu ý quan trọng khi sử dụng các loại dụng cụ hút đờm cho trẻ
Chỉ nên hút đờm cho trẻ khi trẻ đang đói, tuyệt đối không hút đờm cho trẻ khi trẻ ăn no
Nếu con bạn vẫn còn nghẹt mũi thì sau từ 5-10 phút, bạn có thể nhỏ cho bé thêm 1 ít nước muối nữa. Tuy nhiên, bạn không nên hút mũi cho bé nhiều hơn 3- 4 lần / ngày, vì lực hút từ dụng cụ hút mũi sẽ làm niêm mạc mũi của bé bị kích ứng.
Không sử dụng nước muối nhỏ mũi cho trẻ hơn 4 ngày liên tiếp, vì theo thời gian, chúng có thể làm cho mũi trẻ trở nên khô hơn, làm tình trạng viêm mũi ở trẻ tồi tệ thêm.
Trong quá trình sử dụng các dụng cụ hút đờm cho trẻ, bạn luôn phải chú ý không được hút quá mạnh mà phải hút nhẹ nhàng vì khi bạn hút quá mạnh, mô mũi có thể bị viêm hoặc thậm chí là chảy máu.
Sau khi sử dụng, bạn cần vệ sinh dụng cụ hút đờm cho trẻ sạch sẽ và bảo quản ở nơi thoáng mái, khô ráo.