Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1-2 tuần tuổi

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1-2 tuần tuổi đối với các bà mẹ luôn gặp phải nhiều khó khăn. Việc chăm sóc trẻ trong thời gian này cần phải được chú ý, đặc biệt là cần phải quan tâm tới giờ giấc sinh hoạt, ăn uống của bé...

Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1-2 tuần tuổi Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1-2 tuần tuổi

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1-2 tuần tuổi là một "thử thách" khá khó khăn đối với các bà mẹ, đặc biệt những phụ nữ mới sinh con lần đầu. Việc chăm sóc trẻ trong thời gian này cần hết sức chú ý, đặc biệt cần phải quan tâm tới giờ giấc sinh hoạt, ăn uống của bé... Tìm hiểu một số lưu ý về việc chăm sóc cho trẻ sơ sinh 1 -2 tuần tuổi sẽ giúp cho các bà mẹ không bị bỡ ngỡ trong quá trình nuôi dưỡng con yêu.

Lưu ý giấc ngủ khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1-2 tuần tuổi

Đối với trẻ sơ sinh, nhất là những bé mới sinh được 1 đến 2 tuần tuổi thì giấc ngủ được đánh giá là cực kỳ quan trọng. Chăm sóc trẻ sơ sinh 1-2 tuần tuổi trong thời gian này người mẹ phải để ý tới giấc ngủ của bé trong ngày, dù đó là giấc ngủ ngắn hay dài. Ở giai đoạn này, thời gian chủ yếu của trẻ là dành cho việc ngủ. Trẻ ngủ những giấc ngắn cả đêm lẫn ban ngày, xen kẽ với các cữ bú là biểu hiện cực kỳ bình thường. Giấc ngủ của bé sẽ ổn định khi bé bước sang tháng thứ 4.

Việc cho bé ngủ chung hay ngủ riêng với mẹ tùy thuộc vào mỗi gia đình. Nhưng mục đích lớn nhất vẫn là đảm bảo được sự an toàn và thoải mái cho bé. Khi bé ngủ thì cần bảo đảm bảo đệm kê cho bé sao cho phù hợp. Đặc biệt không gian sinh hoạt của bé không được có khói thuốc lá, hay là bụi bặm nhiều...

vicare.vn-luu-y-me-cach-cham-soc-tre-so-sinh-1-2-tuan-tuoi

Trẻ sơ sinh thường hay ngủ nhiều

Vấn đề ăn uống của bé

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho trẻ mới sinh là điều mà ai cũng biết và nắm rõ, tuy nhiên tùy theo từng tình trạng của mẹ mà cho bé ăn sao cho phù hợp. Việc chăm sóc tốt cho trẻ sơ sinh 1- 2 tuần tuổi sẽ quyết định tới sự phát triển của bé sau này, vì thế các chuyên gia y tế luôn khuyến khích việc cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau sinh.

Nếu như 1 trong 2 ngày đầu sữa mẹ chưa về kịp, thì những ngày tiếp theo khi sữa đã về thì nên cho bé bú tăng cường. Tuy nhiên cũng phải phụ thuộc nhiều vào nhu cầu và tần suất bú của bé.

vicare.vn-luu-y-me-cach-cham-soc-tre-so-sinh-1-2-tuan-tuoi

Khuyến khích các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ trong những tháng đầu đời

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1- 2 tuần tuổi cần phải quan tâm tới rốn của bé. Cuống rốn của bé mới sinh thường sau một tuần mới rụng, vì thế trong giai đoạn này cần phải giữ cho cuống rộn sạch sẽ và khô ráo, và nên để cuống rốn tự rụng. Nếu như trong giai đoạn này bạn thấy rốn của bé có ít máu, hoặc là có chất nhờn dính lên trên tã của bé thì cũng nên cẩn thận khi vệ sinh rốn, nên vệ sinh rốn bằng bông gòn và giữ rốn thật khô. Tốt nhất là nên vệ sinh và chăm sóc rốn cho bé sau khi vừa cho bé tắm xong. Tùy theo mỗi bé mà rốn sẽ rụng sớm hoặc muộn, vì thế các mẹ cũng không nên quá lo lắng khi tới một tuần mà rốn bé chưa rụng.

vicare.vn-luu-y-me-cach-cham-soc-tre-so-sinh-1-2-tuan-tuoi

Mẹ nên vệ sinh rốn sạch sẽ, giữ rốn khô ráo đề phòng nhiễm trùng rốn

Vệ sinh cá nhân cho bé

Trong giai đoạn này nếu như mẹ tự tay tắm cho trẻ thì sẽ tạo cảm giác gần gũi hơn. Dù là khó khăn nhưng mẹ sẽ quen dần với hoạt động này. Nếu như là lần đầu tiên chăm bé thì có thể nhờ tới sự giúp đỡ của người thân để đảm bảo an toàn cho bé.

Khi vệ sinh cho bé nhớ chú ý tới bộ phận mũi, mắt và miệng của bé mỗi ngày. Bởi vì 1-2 tuần sau khi sinh thì hệ thống lông mũi của bé chưa được hoàn thiện, chính vì thế sẽ không lọc được không khí khi vào phỗi. Đối với những bé bú sữa công thức thì nên chú ý cặn trong sữa, vì nó có thể gây khô và nghẹt mũi ở bé.

Trong thời gian này nên để ý thay tã lót cho bé thường xuyên. Việc chăm sóc cho trẻ trong giai đoạn này không đơn giản, vì thế khi thay tã cần phải làm sạch da cho bé để không gây dị ứng. Đừng quá lạm dụng vào kem chống hăm, vì ở độ tuổi này da của bé rất nhạy cảm nên có thể gây dị ứng.

>>> Xem thêm: Những sai lầm cha mẹ thường gặp trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh