Hướng dẫn chi tiết cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm từ A đến Z
Đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn thì thụ tinh trong ống nghiệm là một bước tiến quan trọng, mang lại nhiều hi vọng cho mong muốn có con của họ, tuy nhiên vẫn có những rủi ro trong quá trình thực hiện và việc chăm sóc sau thụ thai là một trong những điều rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của việc thụ tinh trong ống nghiệm. Bạn đã biết cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm chưa?
Hướng dẫn chi tiết cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm từ A đến Z
Đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn thì thụ tinh trong ống nghiệm là một bước tiến quan trọng, mang lại nhiều hi vọng cho mong muốn có con của họ, tuy nhiên vẫn có những rủi ro trong quá trình thực hiện và việc chăm sóc sau thụ thai là một trong những điều rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của việc thụ tinh trong ống nghiệm. Bạn đã biết cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm chưa?
Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là kĩ thuật điều trị vô sinh, hiếm muộn, trong đó sẽ lấy tinh trùng của người bố và trứng của người mẹ, thực hiện việc thụ tinh trong phòng thí nghiệm để tạo thành phôi, sau một thời gian nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người mẹ để làm tổ và phát triển thành thai nhi.
Tỷ lệ thành công của phương pháp này trên thế giới khoảng 40-45%, tại Việt Nam tỷ lệ này là khoảng 35-40%.
Những trường hợp nào cần làm thụ tinh trong ống nghiệm?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng không thể sinh con ở các cặp vợ chồng, khi đó thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được áp dụng trong một số trường hợp như
- Tắc và tổn thương vòi trứng hoặc không có ống dẫn trứng
- Lạc nội mạc tử cung
- Bất thường tinh trùng nhẹ
- Hoặc vô sinh không rõ nguyên nhân ở cả vợ và chồng. hoặc trong trường hợp người phụ nữ không thể thụ thai với các phương pháp điều trị vô sinh khác trong thời gian dài trước đó.
Cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm như thế nào?
Khác với các trường hợp thụ thai tự nhiên, các bà mẹ mang thai sau khi thụ tinh trong ống nghiệm có thể phải sử dụng một số loại thuốc dưỡng thai cũng như thuốc điều chỉnh hormon trong quá trình mang thai.
Sau khi mang thai mẹ cũng cần tuân thủ các chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt mà bác sĩ khuyến cáo, kèm theo đi khám định kì đúng lịch để em bé được an toàn đến khi sinh.
Các cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm:
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích:Các loại đồ uống có cồn, nước ngọt có ga, cà phê,.. các mẹ cần tránh hoàn toàn không sử dụng, khác với các mẹ mang thai theo phương pháp thông thường thì các loại đồ uống này vẫn có thể sử dụng trong điều kiện cho phép.
- Không tiếp xúc với khói thuốc lá: Khi tiếp xúc với khói thuốc lá trực tiếp hay gián tiếp thì đều gây ra những ảnh hưởng cho em bé và với những mẹ đang mang thai theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thì điều này là cấm tuyệt đối do có thể gây ảnh hưởng trầm trọng, thậm chí có thể gây sảy thai.
- Chế độ vận động nhẹ nhàng:
Không nhất thiết phải nằm bất động hoàn toàn trong suốt quá trình thai kì nhưng mẹ bầu cần vận động nhẹ nhàng, tránh các tác động mạnh.
Do cần phải sử dụng một số loại thuốc nội tiết nên mẹ bầu cũng dễ gặp phải tình trạng viêm tắc tĩnh mạch trong khi mang thai cũng như sau khi sinh em bé nên vận động nhẹ nhàng là điều hết sức cần thiết.
Sau 3 tháng thụ thai mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, thường xuyên đi bộ, tập các bài tập dưỡng sinh nhẹ nhàng, giúp máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn,nhờ đó tử cung cũng khỏe hơn, tạo điều kiện cho thai nhi phát triển tốt.
- Tránh sử dụng các loại hóa chất độc hại:
Các loại hóa chất độc hại thường làm ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi,
Một số loại hóa chất cần tránh như : formaldehyde có trong các loại sơn móng tay, Parabens, triclosan và benzophenone, BPA và các phenol khác ,chất chống cháy brom, Hợp chất perfluorinated, Phthalates...
- Lưu ý khi sử dụng một số loại thuốc như các thuốc có tác dụng hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc dị ứng...
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sau thụ tinh trong ống nghiệm
Cơ thể thường cần một thời gian để thích nghi với phôi thai mới được đưa vào cơ thể , ngay khi có sự thích ứng thì mẹ bầu cần tập trung ngay vào chế độ dinh dưỡng để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho thai nhi
- Chất đạm: các nguồn đạm mẹ bầu nên bổ sung như thịt gà, thịt bò, các loại đậu và các loại hạt,... có tác dụng tăng cường hình thành xương, cơ bắp và các mô liên kết trong cơ thể bé. Bên cạnh đó còn cung cấp năng lượng cho cơ thể người mẹ, đảm bảo đủ sức khỏe để nuôi dưỡng thai.
- Chất béo: chất béo có tác dụng giúp cho sự phát triển não của trẻ, là thành phần giúp chuyển hóa một số loại vitamin tan trong dầu mỡ, các chất béo này nên là các loại chất béo dễ hòa tan có trong bơ, lòng đỏ trứng,..
- Tinh bột: bên cạnh việc bổ sung tinh bột qua cơm ăn hàng ngày thì mẹ bầu nên lên lịch bổ sung một số loại tinh bột như ngũ cốc cho bà bầu, khoai tây,, họ nhà đậu,..
- Vitamin và khoáng chất: mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các chất như acid folic, sắt, canxi. Và các loại này cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
Chế độ sinh hoạt cho mẹ bầu sau thụ tinh bằng ống nghiệm
Với một số trường hợp đặc biệt, mẹ bầu cần làm theo các khuyến cáo của bác sĩ, với những trường hợp khác mẹ bầu vẫn có thể sinh hoạt bình thường mà không cần quá kiêng cữ.
Nên đi lại nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 30-40 phút để giúp cho quá trình lưu thông máu được diễn ra tốt cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho các cơ quan và cho thai nhi.
Ngủ đủ giấc để cơ thể có đủ thời gian nghỉ ngơi và có đủ năng lượng cho ngày tiếp theo.
Nên hạn chế đi ra ngoài trong khoảng 3 tháng đầu đề phòng lây nhiễm các bệnh qua đường hô hấp từ đám đông , gây ra những ảnh hưởng đến thai nhi.
Chế độ chăm sóc, sinh hoạt và dùng thuốc sau khi thụ tinh trong ống nghiệm là rất quan trọng đối với mẹ bầu, để đề phòng sự lây nhiễm bệnh tật từ môi trường bên ngoài và đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Xem thêm:
- Nguyên nhân khiến sảy thai sau thụ tinh trong ống nghiệm
- Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có dành cho bạn?
- Ăn gì tốt cho quá trình thụ tinh trong ống nghiệm?