Hướng dẫn cách ngủ giúp mẹ bầu không bị phù nề chân tay

Phù nề tay chân trong thai kỳ là điều mà hầu hết các bà bầu đều phải chịu đựng. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, khó khăn di chuyển hoặc hoạt động mà phù nề tay chân còn có thể tác động sâu đến tâm lý của phụ nữ mang thai.

Hướng dẫn cách ngủ giúp mẹ bầu không bị phù nề chân tay Hướng dẫn cách ngủ giúp mẹ bầu không bị phù nề chân tay

Để giảm bớt phù nề khi mang thai chị em nên áp dụng một số biện pháp và cần đặc biệt chú ý tới cách giảm phù chân khi mang thai nhờ ngủ đúng tư thế.

Vì sao lại bị phù tay chân khi mang thai?

Phù chân là biểu hiện sinh lý khá bình thường của thai phụ do thai nặng và chèn ép các cơ bắp cùng mạch máu ở phần chân gây sưng phù. Việc mang thai cũng dẫn đến thay đổi một vài hormone trong cơ thể, các hormone này tác động khiến tĩnh mạch và dây chằng dễ bị giãn ra. Khi thai phụ đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu sẽ khiến đôi chân bị sưng phù.

Ngoài ra, phù chân có thể là dấu hiệu của việc bị tiền sản giật hoặc suy thận nên chị em cần theo dõi và áp dụng các biện pháp điều trị tránh bị nguy hiểm.

vicare.vn-huong-dan-cach-ngu-giup-me-bau-khong-bi-phu-ne-chan-tay-body1

Cách ngủ đúng để giảm phù nề mà bà bầu cần biết

Để cơ thể giảm phù nề trong thai kỳ thì giấc ngủ đối với bà bầu rất quan trọng. Ngủ sai tư thế có thể khiến cơ thể bị tê nhức sau khi tỉnh dậy và gây mệt mỏi cho bà bầu.

Chuẩn bị cho giấc ngủ:

Muốn có một giấc ngủ ngon bà bầu cần mặc quần áo rộng rãi, thoáng để cơ thể không bị gò bó hay chèn ép trong giấc ngủ.

Ngâm chân vào nước ấm khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày trước khi ngủ để mạch máu được lưu thông là cách giảm phù chân khi mang thai khá đơn giản mà lại đem lại hiệu quả rất tốt.

Các tư thế ngủ làm giảm phù chân cho bà bầu

Với tư thế nằm ngửa bà bầu chỉ nên áp dụng trong những tháng đầu và giữa thai kỳ. Dùng gối mềm hoặc gối ôm mỏng 3 - 4 cm kê chân lên khi ngủ để không bị “xuống máu chân”. Chú ý chuẩn bị gối mềm, có độ cao vừa phải, gối rộng để chân mẹ được gác thoải mái. Việc đôi chân được nâng lên cao sẽ giúp cho việc lưu thông máu ở chân sau khi ngủ tốt hơn, xoá tan nhức mỏi ban ngày và giúp đôi chân giảm sưng phù trong ngày hôm sau.

Khi bước vào những tháng cuối thai kỳ cơ thể bà bầu trở nên nặng nề hơn do đó nằm nghiêng sẽ giúp cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi thoải mái. Chị em sử dụng gối để kê cao phần cổ chân duỗi thẳng của mình cùng với cánh tay. Chân còn lại nằm co, dùng gối ôm mềm để kê lên. Chị em cũng có thể kê cả phần bụng là chèn thêm một chiếc gối sau lưng để hỗ trợ cho phần lưng và bụng bớt nhức mỏi. Hoặc chị em đặt những chiếc gối mỏng, mềm vây quanh cơ thể và dưới chân để có thể làm điểm tựa cho cơ thể mỗi khi thay đổi tư thế và kê cao chân giúp giảm phù nề.

vicare.vn-huong-dan-cach-ngu-giup-me-bau-khong-bi-phu-ne-chan-tay-body2

Các thai phụ hiện nay thường tìm mua một số chiếc gối chữ U hỗ trợ cho bà bầu và sử dụng trong những tháng cuối thai kỳ để giảm áp lực cho cả lưng – bụng – chân. Được kê cao và nằm thoải mái sẽ cơ thể chị em không còn khó chịu do bị chèn ép khi ngủ dậy.

Thay đổi tư thế một vài lần giữa giấc ngủ dài để không bộ phận cơ thể nào phải chịu áp lực quá lâu. Đây là cách giảm phù chân khi mang thai khá hiệu quả với mọi bà bầu.

Tuyệt đối không nằm đè chân này lên chân kia hay gác chéo chân lên nhau khi mang thai ở những tháng cuối vì những động tác này khiến mạch máu khó lưu thông và gây ứ, sưng phù chân khi ngủ dậy.