Hướng dẫn cách gọi cấp cứu 115 đúng quy trình

Cấp cứu 115 là hệ thống cấp cứu về y tế ngoài bệnh viện. Hệ thống này có nhiệm vụ sơ cứu và vận chuyển cấp cứu đến bệnh viện tùy theo tình trạng của người bệnh. Tuy là đầu số quen thuộc nhưng điều bất ngờ là không phải ai cũng biết cách gọi cấp cứu 115 khi có việc cần.

Hướng dẫn cách gọi cấp cứu 115 đúng quy trình Hướng dẫn cách gọi cấp cứu 115 đúng quy trình

Cấp cứu 115 là hệ thống cấp cứu về y tế ngoài bệnh viện. Hệ thống này có nhiệm vụ sơ cứu và vận chuyển cấp cứu đến bệnh viện tùy theo tình trạng của người bệnh. Tuy là đầu số quen thuộc nhưng điều bất ngờ là không phải ai cũng biết cách gọi cấp cứu 115 khi có việc cần.

1. Khi nào cần gọi cấp cứu 115?

Trường hợp 1: Khi đột ngột thấy người bệnh có một trong các biểu hiện như

  • Đau thắt ở vùng ngực, đặc biệt là vùng ngực trái.
  • Bỗng dưng tím tái, khó thở.
  • Đau đầu nhiều, yếu liệt tay chân, nói khó, co giật, mê man.

Trường hợp 2: Gồm các trường hợp

  • Bị các tai nạn nguy hiểm như bỏng, điện giật, chết đuối, té ngã từ trên cao, động vật hay côn trùng cắn.
  • Tai nạn giao thông nghi có chấn thương đầu ngực, bụng, thấy có chảy máu.
  • Những người bị ói mửa, chóng mặt đau đầu sau khi ăn.
  • Thai phụ bỗng dưng trở mệt cũng cần gọi cấp cứu.
vicare.vn-huong-dan-cach-goi-cap-cuu-115-dung-quy-trinh-body-1

2. Hướng dẫn cách gọi cấp cứu 115

  • Gọi ngay số điện thoại cấp cứu khẩn cấp 115 khi thấy các trường hợp như đã nêu trên xảy ra. Lưu ý: Khi sử dụng điện thoại di động hay điện thoại cố định để gọi tới đầu s thì người gọi không cần phải bấm mã vùng.
  • Thông báo ngay địa chỉ cụ thể của người bệnh để xe cấp cứu sẽ xuất phát tới địa chỉ đó ngay sau khi nhận cuộc gọi.
  • Cần phải thông báo nơi đón xe cấp cứu thuận tiện nhất để giúp cho nhóm cấp cứu đến được với bệnh nhân một cách nhanh nhất.
  • Sau đó là nói rõ tình trạng bệnh nhân cho nhân viên trực tổng đài, từ đó sẽ có hướng giải quyết trong khi chờ xe cấp cứu đến.
  • Nếu bệnh nhân đang trong tình trạng cần sơ cứu gấp thì lúc đó nhân viên y tế HD CARE sẽ hướng dẫn cho người gọi cấp cứu cách sơ cứu để giúp nạn nhân thoát khỏi nguy hiểm tạm thời.
  • Nếu là tai nạn hàng loạt thì cần cung cấp thông tin: loại tai nạn, số lượng nạn nhân, tình trạng của các nạn nhân ... để có thể điều nhiều xe đến cấp cứu
  • Khi xe cấp cứu đến địa điểm xảy ra thì khi đưa người bệnh lên xe cấp cứu cần đem theo giấy tờ cần thiết của người bệnh để dễ dàng liên hệ với người thân nếu người thân chưa biết.

3. Một vài lưu ý nhỏ dành cho người gọi cấp cứu 115

  • Người gọi điện thoại cấp cứu không được tắt máy điện thoại trước khi nhân viên y tế của trung tâm cấp cứu 115 chưa tiếp nhận đầy đủ thông tin hoặc chưa khai thác được hết thông tin liên quan tới bệnh nhân cũng như vấn đề xảy ra.
  • Trung tâm cấp cứu sẽ tư vấn, sau đó thông qua bộ phận điều hành cấp cứu cử cấp cứu đến tại nhà, tại hiện trường để cấp cứu người bệnh.
  • Qua điện thoại, người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân sẽ được nhân viên y tế tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật sơ cứu ban đầu cho người bệnh trong thời gian chờ xe cấp cứu tới.
  • Tại nhà và hiện trường, người bệnh sẽ được xử trí cấp cứu ban đầu kịp thời và hiệu quả; được theo dõi, chăm sóc y tế trên đường chuyển đến bệnh viện.
  • Khách hàng sử dụng dịch vụ di động ở bất kỳ địa phương nào cũng chỉ cần bấm nguyên số 115 mà không cần mã vùng, cuộc gọi cũng sẽ kết nối thành công đến tổng đài.
  • Gọi điện thoại cấp cứu 115, người dân không mất phí cho cuộc gọi.
vicare.vn-huong-dan-cach-goi-cap-cuu-115-dung-quy-trinh-body-2

3. Cần làm gì trong khi chờ cấp cứu?

  • Với người bệnh hôn mê - không thở hoặc thở ngáp

Cần gọi ngay cấp cứu 115 đồng thời gọi thêm những người xung quanh đến giúp đỡ rồi lập tức tiến hành hồi sinh tim phổi. Nếu chỉ có một người thì dùng hai bàn tay chồng lên nhau ép xuống giữa lồng ngực của người bệnh ít nhất 100 lần trong một phút và cần thổi ngạt 2 lần qua miệng sau mỗi 30 lần ép lồng ngực. Nếu có thêm người trợ giúp thì cần phối hợp nhịp nhàng liên tục.

  • Với bệnh nhân bị chảy máu nhiều, dùng khăn, vải sạch ép chặt vết thương để cầm máu. Nếu vết thương ở tay, chân thì giơ tay chân có vết thương lên cao.
  • Với người bị gãy xương, cần đặt bệnh nhân nằm cố định tại hiện trường. Nếu nghi ngờ chấn thương cột sống, cần phải hạn chế di chuyển cho đến khi cấp cứu đến. Nên cố định chỗ gãy bằng nẹp trước khi di chuyển bệnh nhân.
  • Với người bị điện giật, phải đảm bảo nguồn điện đã bị ngắt trước khi đến tiếp cận bệnh nhân.
  • Trong tất cả mọi trường hợp, nếu nơi xảy ra tai nạn hoặc không thuận tiện khi gọi cấp cứu thì cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Thận cẩn thận trong lúc di chuyển người bệnh, chú ý cách đặt nạn nhân trên phương tiện di chuyển để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Xem thêm:

  • Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City) - hotline 024 3974 4333
  • Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park) - hotline 028 3622 1188
  • Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang) - hotline 0258 3900 188
  • Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc) - hotline 0981 481 924
  • Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long) - hotline 0203 3656115
  • Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng) - hotline 0236 3611 611
  • Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng) - hotline 0225 730 9115