Hỏi đáp về vấn đề chướng bụng đầy hơi kéo dài

Đầy hơi, chướng bụng là tình trạng hay gặp của một số bệnh về rối loạn tiêu hóa. Nhưng kéo dài thì lại là dấu hiệu cảnh báo viêm loét dạ dày, trào ngược, ung thư dạ dày... Tưởng chừng chỉ là một vấn đề khá đơn giản nhưng có thể lại là khá nguy hiểm.

Hỏi đáp về vấn đề chướng bụng đầy hơi kéo dài Hỏi đáp về vấn đề chướng bụng đầy hơi kéo dài

Cùng theo chân HoiBenh, giải đáp một số thắc mắc xung quanh vấn đề chướng bụng đầy hơi kéo dài nhé.

Câu hỏi 1: Đầy hơi, chướng bụng là bị làm sao?

Thưa bác sĩ, em hay có cảm giác bụng khó chịu, hay bị cảm giác đầy đầy, no no, nhiều hôm em cũng ăn khá ít, nhưng vẫn thấy bụng như ăn khá nhiều vậy. Hay bị ợ sau khi ăn xong, nhiều lúc ngồi làm việc bình thường cũng bị ợ lên. Còn hay bị buồn nôn nữa, đợt này em còn thấy đau rát ở họng. Cảm giác này làm em không thoải mái trong trong sinh hoạt cũng như khi làm việc. Tình trạng này kéo dài khá lâu rồi, nhưng em bận quá không có thời gian đi khám. Như vậy là em bị bệnh gì ạ bác sĩ?

Bác sĩ trả lời:

Như em kể ở trên, có thể em đã bị chướng bụng đầy hơi.

Đầy hơi là hiện tượng lượng hơi di chuyển trong lòng ruột, tích tụ làm thành ruột căng phồng lên gây đau. Hiện tượng chướng bụng là bụng của bạn phình to, căng giãn, cảm giác no bụng sau khi ăn. Điều này gây ra nhiều khó chịu ăn uống, làm chúng ta cảm thấy không thoải mái, mệt mỏi.

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng này:

  • Thói quen ăn không tốt:
    • Đầu tiên phải kể đến cách ăn quá nhanh, ăn nhai không kỹ, nuốt vội, vừa ăn lại vừa uống, vừa ăn xong đã đi nằm nghỉ.
    • Uống nước có gas khiến lượng hơi trong dạ dày tăng lên nhanh hơn. Uống đồ uống có đá, khiến mạch máu trong niêm mạc dạ dày co thắt lại, nuôi dưỡng kém nên dễ bị viêm dạ dày hơn.
    • Đồ ăn có chứa nhiều chất béo, chất kích thích (như cà phê, cà phê, thuốc lá, rượu bia, ...) khiến việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
    • Có một số gia vị dễ gây ợ hơi (như tỏi, hành ...). Thức ăn bị ôi thiu, quá hạn sử dụng có những con vi khuẩn, nấm mốc tồn tại, gây hại cho đường tiêu hóa.
  • Rối loạn cơ quan tiêu hóa:
    • Rối loạn vận động nhu động ruột khiến thức ăn di chuyển chậm, tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn.
    • Rối loạn tiết dịch mật, khiến tiêu hóa chất béo kém hơn, ức chế hoạt động của vi khuẩn lên men, khiến thức ăn ứ đọng trong dạ dày không tiêu hóa được.
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng kháng sinh kéo dài làm tiêu diệt hệ vi khuẩn tốt ở đường ruột, làm việc tiêu hóa thức ăn mất đi một lực lượng hùng hậu.
  • Stress: Công việc, học tập gây căng thẳng, mệt mỏi, lo âu kéo dài làm tăng tiết acid nhiều, khiến thức ăn sẽ tiêu hóa kém, di chuyển chậm, gây đầy bụng.
  • Trường hợp không dung nạp lactose trong sữa: Do thiếu men tiêu hóa lactose, cũng gây nên tình trạng chướng bụng, tiêu chảy.
  • Một số bệnh lý gây chướng bụng,đầy hơi kéo dài phải kể đến như: nhiễm ký sinh trùng đường ruột, táo bón, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, hẹp hang môn vị, ung thư dạ dày, ung thư tá tràng, ung thư buồng trứng,...

Em nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra rõ hơn cho em nhé.

vicare.vn-hoi-dap-ve-van-de-chuong-bung-day-hoi-keo-dai-body-1
Chế độ ăn uống nhiều đồ ăn nhanh, chiên rán cũng là nguyên nhân khiến chướng bụng, đầy hơi

Câu hỏi 2: Chướng bụng đầy hơi thì cần làm gì mới khỏi?

Thưa bác sĩ, em năm nay cũng 29 tuổi rồi. Em hay có chế độ ăn không hợp lý trước kia, nên hay bị chướng bụng, đầy hơi. Em thường xuyên bị buồn nôn, có khi nôn, ợ hơi ợ chua thì cũng xuất hiện khá nhiều sau bữa ăn. Họng em thì hay có cảm giác nóng rát. Bụng em thì đợt này không tập tành gì nên cũng khá to, đau lưng nữa. Mệt mỏi, khó chịu lắm bác sĩ ạ. Em phải làm như thế nào để có thể không bị chướng bụng, đầy hơi nữa ạ? Em cảm ơn.

Bác sĩ trả lời:

Rất vui vì nhận được câu hỏi của bạn. Tôi sẽ tư vấn cho bạn một số cách để giảm tình trạng chướng bụng đầy hơi kéo dài của bạn nhé.

  • Massage bụng: Trước khi nhắc đến dùng thuốc, bạn có thể dùng một số biện pháp massage để giảm bớt tình trạng khó chịu khi bị chướng bụng. Dùng 4 ngón tay để xoa theo chiều kim đồng hồ rồi lại ngược chiều kim đồng hồ, lấy rốn làm tâm để xoa từ 2-3 phút.
  • Men tiêu hóa: tăng lượng vi sinh vật có lợi trong đường ruột, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Việc dạ dày tiết quá nhiều acid khiến tiêu hóa thức ăn khó khăn, gây hại cho dạ dày. Hoặc là những trường hợp hội chứng ruột kích thích, tăng co bóp quá mức gây khó chịu cho bệnh nhân. Một số thuốc được dùng để điều trị như thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc kháng tiết acid, thuốc giúp giảm sự co bóp dạ dày, ...

Vấn đề sử dụng thuốc như thế nào, liều lượng và điều trị triệu chứng. Bạn nên đến cơ sở để bác sĩ thăm khám và điều trị theo đúng loại bệnh. Tránh để lại những trường hợp đáng tiếc về sử dụng thuốc không đúng liều lượng.

Câu hỏi 3: Cách phòng tránh đầy bụng chướng hơi kéo dài như thế nào?

vicare.vn-hoi-dap-ve-van-de-chuong-bung-day-hoi-keo-dai-body-2
Chế độ ăn hợp lí là một cách phòng tránh chướng hơi, đầy bụng

Chào bác sĩ, ở cơ quan tôi rất nhiều đồng nghiệp bị chướng bụng đầy hơi. Họ thường xuyên ợ hơi mỗi khi ăn xong và thường thấy họ rất mệt mỏi. Tôi gần đây cũng do công việc, tôi cũng thấy triệu chứng tương tự như họ, tôi rất lo lắng về vấn đề này. Bác sĩ có thể chỉ cho tôi cách làm sao để phòng tránh căn bệnh này không ạ. Tôi cảm ơn.

Bác sĩ trả lời:

Căn bệnh này khá phổ biến ở những người làm việc căng thẳng, thường xuyên không có thời gian để nghỉ ngơi. Tôi sẽ chỉ cho bạn một số cách để phòng tránh chướng bụng đầy hơi nhé.

Tự xây dựng cho mình một nếp sống khoa học không khó. Bạn có thể tham khảo một số chỉ dẫn dưới đây.

  • Ăn đúng giờ, nhai kỹ, ăn chậm thôi. Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, chiên rán, đồ ăn nhiều tinh bột,...
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, hoa quả ...
  • Tăng cường vận động, tích cực tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời.
  • Hạn chế làm việc quá sức, nghỉ ngơi hợp lý, thời gian ngủ có thể 7 - 8 tiếng mỗi ngày là tốt nhất.
  • Dùng dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn, tránh lạm dụng gây nhiều tác hại cho cơ thể.
  • Bổ sung thêm men vi sinh có lợi cho đường ruột bằng các thực phẩm như: sữa chua, men vi sinh, ....
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có ga, không sử dụng chất kích thích.

Nếu tình trạng chướng bụng đầy hơi vẫn kéo dài cho dù bạn đã sống khoa học hơn, bạn cần xem xét đến các trường hợp xấu hơn. Lời khuyên cho bạn là nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, thăm khám về các bệnh đường tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất.

Xem thêm:

  • Những thực phẩm tốt nhất khi bị đầy hơi
  • 15 loại thực phẩm có thể gây đầy hơi
  • Trẻ sơ sinh bị chướng bụng có nên thụt hậu môn không?