Hội chứng tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng tiền đình ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, cũng như chất lượng cuộc sống. Vì vậy việc trang bị kiến thức về hội chứng tiền đình để kịp thời phát hiện và điều trị là vô cùng quan trọng. Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho hội chứng tiền đình là gì, nguyên nhân từ đâu, cách điều trị ra sao bằng cách tham khảo một số thông tin dưới đây.

Hội chứng tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Hội chứng tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng tiền đình ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, cũng như chất lượng cuộc sống. Vì vậy việc trang bị kiến thức về hội chứng tiền đình để kịp thời phát hiện và điều trị là vô cùng quan trọng.

Tiền đình là gì?

Tiền đình là bộ phận nằm phía sau ốc tai, có cấu tạo phức tạp gồm các hệ thống dây thần kinh trung ương và ngoại biên. Bộ phận tiền đình có một số vai trò giúp cơ thể cân bằng các hoạt động cơ thể hàng ngày như đi, đứng, cúi người hay xoay người , cụ thể :

  • Duy trì tư thế đứng thẳng của cơ thể, điều chỉnh phản xạ cơ chi
  • Ổn định vị trí của đầu
  • Kiểm soát cơ vận nhãn giúp mắt ổn định một điểm trong không gian khi đầu di chuyển( phản xạ tiền đình mắt)
  • Tạo cảm giác di chuyển khách quan trong không gian ba chiều.

Hội chứng tiền đình là gì?

vicare.vn-hoi-chung-tien-dinh-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-body-1

Hội chứng tiền đình là một loạt các triệu chứng bệnh gây ra do tiền đình bị tổn thương. Tiền đình bị tổn thương nên không còn thực hiện được vai trò điều hòa và cân bằng các hoạt động của cơ thể như đi lại, đứng lên, ngồi xuống. Vì vậy bệnh nhân bị hội chứng tiền đình thường có các triệu chứng mất thăng bằng như chóng mặt, hoa mắt, quay cuồng, chao đảo, mất thăng bằng, và nôn.

Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng tiền đình?

Hội chứng tiền đình thường đi kèm với các triệu chứng chính là chóng mặt và rung giật nhãn cầu.

Chóng mặt

Bệnh nhân có cảm giác mình bị di chuyển , vật xung quanh mình xoay tròn hoặc mình quay xung quanh vật. Bệnh nhân có thể có cảm giác mình bị dịch chuyển rõ ràng trên mặt phẳng hoặc không rõ ràng như mất thăng bằng, cảm giác bay lên, rớt xuống.

Đi kèm với chóng mặt, bệnh nhân thường cảm giác lo lắng, sợ hãi, mất thăng bằng. Có thể rối loạn vận động hoặc không thể đứng được. Ngoài ra bệnh nhân có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn khi chỉ cử động đầu hoặc thay đổi tư thế, và rối loạn vận mạch như toát mồ hôi, da tái xanh, giảm nhịp tim.

Rung giật nhãn cầu

Là triệu chứng chủ yếu. Thường được kiểm tra và đánh giá bởi bác sĩ.

Rối loạn thăng bằng

Bệnh nhân bị lệch thân, bị lệch cơ thể, có cảm giác bồng bềnh, đi lại không vững. Triệu chứng này thường được kiểm tra bằng các kiểm tra thử nghiệm lâm sàng như: Dấu Romberg, nghiệm pháp đi bộ, nghiệm pháp giơ thẳng hai tay, rối loạn động trạng...

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền đình có thể là do nhiễm trùng đường hô hấp trên, do chấn thương hoặc do di truyền dẫn đến việc tổn thương hoặc thiểu năng cơ quan tiền đình. Thông thường gồm hai hội chứng:

  • Hội chứng tiền đình ngoại biên: Nguyên nhân do tổn thương bộ phận cảm nhận hoặc dây thần kinh tiền đình.
  • Còn hội chứng tiền đình trung ương: Nguyên nhân do tổn thương nhân tiền đình hoặc các đường liên hệ nhân tiền đình với hệ thần kinh trung ương.

Hai dạng hội chứng này thường khác nhau ở một số đặc điểm dưới đây:

  • Hội chứng tiền đình ngoại biên thường gây chóng mặt dữ dội, xảy ra từng cơn, rung giật nhãn cầu, lệch các ngón tay. Ngoài ra còn kèm theo triệu chứng rối loạn dáng đi, có thể ù tai hoặc giảm thính lực.
  • Hội chứng tiền đình trung ương: triệu chứng chóng mặt thường ít hơn. Triệu chứng để nhận biết quan trọng nhất là mất thăng bằng. Ngoài ra triệu chứng rung giật nhãn cầu thường tự phát và đơn thuần.

Điều trị hội chứng tiền đình?

vicare.vn-hoi-chung-tien-dinh-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-body-2

Có hai phương pháp điều trị hội chứng tiền đình thường dùng: điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) hoặc điều chỉnh ngoại khoa (phẫu thuật)

Điều trị tiền đình bằng phương pháp nội khoa

  • Ngưng ngay các loại thuốc hoặc các chất hóa học gây độc (nếu có): vì có thể một số loại thuốc hoặc chất hóa học độc hại có thể gây hại đến tiền đình, gây tổn thương tiền đình.
  • Điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi: nghỉ ngơi tuyệt đối ở nơi yên tĩnh, tránh những nơi ồn ào và nhiều tiếng ồn để bệnh nhân được phục hồi lại trạng thái cân bằng của cơ thể.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: chú ý cho bệnh nhân ăn uống các đồ ăn lỏng, dễ tiêu hóa.
  • Sử dụng các thuốc điều trị như thuốc giãn mạch, thuốc chống chóng mặt hoặc thuốc hủy mê nhĩ nếu như hai nhóm thuốc trên không có hiệu quả điều trị.

Điều trị tiền đình bằng phương pháp ngoại khoa

Thường được sử dụng khi các biện pháp điều trị dùng thuốc (nội khoa) không hiệu quả. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân có thể có các phương pháp phẫu thuật phù hợp:

  • Phẫu thuật khoét rộng đá chũm (một cơ quan ở hệ tiền đình): trong trường hợp viêm tai xương chũm
  • Phẫu thuật lấy u: trong trường hợp bị u dây thần kinh

Xem thêm:

  • Hội chứng rối loạn tiền đình và những điều cần biết
  • Những thực phẩm nên và không nên ăn với người bị rối loạn tiền đình