Hội chứng rung lắc ở trẻ là gì?

Hội chứng trẻ bị rung lắc là một chấn thương não nghiêm trọng.

Hội chứng rung lắc ở trẻ là gì? Hội chứng rung lắc ở trẻ là gì?

Hội chứng này còn được gọi là chấn thương đầu, hội chứng lắc Whiplash. Hội chứng trẻ bị rung lắc gây ra do tổn thương não nghiêm trọng và có thể xảy ra ít nhất là 5 giây rung lắc.

Trẻ có bộ não mềm, cơ cổ yếu và các mạch máu mỏng, do đó việc rung lắc mạnh có thể khiến não của liên tục va vào bên trong hộp sọ. Tác động này có thể gây ra vết bầm trong não, chảy máu não và sưng não. Một số chấn thương khác có thể là gãy xương hoặc thiệt hại về mắt, cột sống và cổ.

Hội chứng trẻ bị rung lắc thường phổ biến hơn trẻ em dưới 2 tuổi, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến trẻ cho đến tuổi 5. Hầu hết các trường hợp mắc hội chứng này là những trẻ từ 6-8 tuần tuổi, khi trẻ có biểu hiện khóc nhiều.

Bạn có thể tương tác với trẻ sơ sinh như lắc lư bé trên đùi hoặc ném bé lên cao rồi đỡ, những hoạt động này sẽ không gây ra chấn thương liên quan đến hội chứng trẻ bị rung lắc. Thông thường, những chấn thương xảy ra khi có người lắc trẻ trong lúc bé thất vọng hay giận dữ.

2werg

Không nên rung lắc trẻ

Các triệu chứng của hội chứng

Các triệu chứng của hội chứng rung lắc ở trẻ có thể bao gồm:

- Không tỉnh táo

- Run người

- Khó thở

- Ăn uống kém

- Nôn

- Da bị đổi màu

- Co giật

- Hôn mê

- Tê liệt

Hãy đưa bé đến phòng cấp cứu gần nhất ngay lập tức nếu bé có những triệu chứng này. Đây là loại chấn thương đe dọa tính mạng và có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng rung lắc ở trẻ

Hội chứng rung lắc ở trẻ xảy ra khi một người nào đó dội lắc trẻ mới biết đi. Mọi người thường làm như vậy để xoa dịu cơn giận dữ của bé vì các con không ngừng khóc. Mặc dù rung lắc có thể làm cho em bé ngừng khóc nhưng nó thường ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.

Trẻ có cơ cổ yếu và thường gặp khó khăn trong việc xoay đầu. Khi một đứa trẻ có chấn động mạnh có thể khiến não bé bị bầm tím, sưng và chảy máu.

tre khoc

Rung lắc khi bé khóc có thể ảnh hưởng đến não bộ của trẻ

Để thực hiện chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét 3 điều kiện sau:

- Bệnh não hoặc sưng não

- Xuất huyết dưới màng cứng hoặc chảy máu trong não

- Xuất huyết võng mạc hoặc chảy máu võng mạc

Các bác sĩ sẽ thực hiện một loại xét nghiệm để kiểm tra các dấu hiệu tổn thương não và thực hiện chẩn đoán. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:

- MRI: Sử dụng nam châm cực mạnh và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết của não

- Chụp CT: tạo hình ảnh cắt ngang rõ ràng của bộ não

- Chụp X-quang: kiểm tra gãy xương cột sống, xương sườn và xương sọ

kham

Bạn nên cho trẻ đi khám ngay nếu nghi ngờ trẻ mắc hội chứng rung lắc

Làm thế nào nếu trẻ bị mặc hội chứng rung lắc

Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ con mình mắc hội chứng này. Một số bé sẽ ngừng thở sau khi bị chấn động. Nếu điều này xảy ra, hãy hô hấp nhân tạo để duy trì hơi thở cho bé trong khi chờ bác sĩ tới.

Trong một số trường hợp, bé có thể bị nôn mửa sau khi chấn động. Để tránh bị nghẹn, hãy nhẹ nhàng đỡ bé theo tư thế khom người.

Hiện nay không có thuốc để điều trị hội chứng rung lắc ở trẻ. Trong trường hợp nặng, có thể điều trị chảy mãu não bằng cách phẫu thuật. Phẫu thuật mắt cũng có thể cần thiết để ngăn chặn các biến chứng trước khi nó ảnh hưởng đến thị lực vĩnh viễn.

Nguồn: Healthline