Hội chứng gai đen là bệnh gì?
Hội chứng gai đen là một bệnh về da liễu không hiếm gặp. Việc xuất hiện hội chứng này khiến cho người bị cảm thấy mất tự tin và lo lắng. Vậy hội chứng gai đen là gì? Nguyên nhân từ đâu? Có ảnh hưởng hay không và cách điều trị như thế nào? hãy cùng tìm hiểu các thông tin cụ thể ngay sau đây.
Hội chứng gai đen là bệnh gì?
Hội chứng gai đen là một bệnh về da liễu không hiếm gặp. Việc xuất hiện hội chứng này khiến cho người bị cảm thấy mất tự tin và lo lắng. Vậy hội chứng gai đen là gì? Nguyên nhân từ đâu? Có ảnh hưởng hay không và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin cụ thể ngay sau đây.
1. Hội chứng gai đen là bệnh gì?
- Hội chứng gai đen, hay bệnh gai đen có tên khoa học là Acanthocis nigricans. Đây là một bệnh da liễu do rối loạn sắc tố da. Đặc trưng bởi hiện tượng dày sừng và tăng sắc tố tại các nếp gấp.
- Bệnh gai đen thường xuất hiện ở các nếp gấp trên da như cổ, nách, vùng da bẹn, khủy tay, đầu gối, các khớp ngón bàn tay, chân... Các nếp này có màu từ nâu nhạt đến đen.
- Bệnh gai đen thường gặp ở những người bị bệnh béo phì hoặc tiểu đường. Đặc biệt, trẻ em bị mắc bệnh gai đen thường có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao hơn.
- Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh gai đen còn có thể là dấu hiệu báo hiệu của các bệnh ung thư nội tạng ( ung thư dạ dày hoặc gan).
2. Triệu chứng của bệnh gai đen
- Các thay đổi về da là dấu hiệu rõ ràng và cơ bản nhất của bệnh gai đen
- Vùng da sẽ dày hơn bình thường
- Do sắc tố da tăng lên nên da có màu nâu sậm, hoặc thậm chí có thể chuyển thành màu đen
- Vùng da bị gai đen mượt như nhung
- Người bệnh có thể thấy ngứa hoặc có mùi
3. Nguyên nhân gây ra bệnh gai đen
- Đề kháng với insulin: insulin là một loại hormone được tiết ra từ tuyến tụy với tác dụng chính là chuyển hóa đường trong máu. Theo các nghiên cứu thì hầu hết những ai mắc bệnh gai đen đều đề kháng với insulin, do đó người này cũng dễ mắc đái tháo đường tuýp 2 hơn người bình thường.
- Rối loạn nội tiết: bệnh gai đen cũng thường gặp ở những người có các rối loạn về nội tiết và đã mắc các bệnh như: u nang buồng trứng, suy tuyến giáp hoặc gặp các vấn đề gây suy tuyến thượng thận.
- Tăng Androgen.
- Dùng thuốc: một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai đen đó là: Nicotinic acid, thuốc tránh thai, insulin, corticoid toàn thân...
- Ung thư: như đã nói ở trên, bệnh gai đen cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho việc bạn đang mắc phải ung thư gan hoặc đại trực tràng, ung thư dạ dày. Tuy nhiên, trường hợp này cũng rất hiếm gặp.
4. Yếu tố nguy cơ gây tăng mắc bệnh gai đen
- Béo phì: nguy cơ mắc bệnh gai đen tỉ lệ thuận với trọng lượng của cơ thể. Người càng nặng thì nguy cơ bị gai đen càng cao.
- Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình đã có người từng bị gai đen thì nguy cơ bạn bị gai đen sẽ cao hơn.
5. Chẩn đoán và điều trị
5.1. Chẩn đoán bệnh gai đen
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng, do các triệu chứng ngoài da của bệnh cũng khá rõ ràng và dễ nhận biết.
Cùng với đó, các bác sĩ sẽ kết hợp với thăm khám cận lâm sàng như:
- Mô bệnh học
- Xét nghiệm (đường máu có thể tăng)
- Siêu âm: có thể phát hiện thấy các khối u ở các cơ quan
5.2. Điều trị
Nguyên tắc điều trị:
- Bôi da tại chỗ
- Dùng thuốc toàn thân.
- Điều trị các bệnh phối hợp ( nếu có).
Điều trị cụ thể:
- Bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn điều trị theo phác đồ sẵn có và phù hợp.
- Dùng thuốc tại chỗ: sử dụng kem vitamin A acid hoặc các thuốc bạt sừng bong vảy như thuốc mỡ sacylic 3-5 %.
- Giảm trọng lượng cơ thể bằng chế độ tập luyện và ăn uống giảm nạp calo.
- Dùng thuốc toàn thân: Acitretin; liều dùng 0.5-0.75mg/kg/ngày. Khi tình trạng tốt thì có thể giảm liều, việc giảm liều sẽ theo chỉ định của các bác sĩ điều trị. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 6 -12 tháng.
- Dùng thuốc Calcipotiol: thuốc có tác dụng kìm hãm sự nhân lên và phát triển của các tế bào sừng.
- Laser CO2: làm bốc bay đối với các lớp da dày, áp dụng phương pháp này khi sử dụng các thuốc bôi nhưng không đạt được hiệu quả.
Điều trị phối hợp:
- Điều trị bệnh tiểu đường.
- Điều trị cái khối u ( nếu có).
6. Chế độ sinh hoạt cho người mắc bệnh gai đen.
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự điều trị tại nhà.
- Dùng xà phòng có tính kháng khuẩn nhẹ để tắm.
- Nếu bệnh gai đen có sự liên quan đến bệnh béo phì của bạn, thì điều đầu tiên đó là bạn cần kiểm soát lại cân nặng của mình. Một chế độ ăn uống lành mạnh, cơ thể cân đối sẽ giúp giảm lượng insulin, phòng ngừa bệnh gai đen và nhiều bệnh lý khác.
- Nếu đang có vấn đề về tuyến giáp như suy giáp, thì cũng nên điều trị để phòng tránh được bệnh gai đen. Và tránh sử dụng các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến bệnh.
Trên đây là các thông tin liên quan đến hội chứng gai đen. Qua bài viết hy vọng bạn đã thêm các kiến thức liên quan đến bệnh. Và khi phát hiện có bất kỳ dấu hiệu nào về da trên cơ thể thay đổi, hãy đi khám bác sĩ để nhận được sự điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm:
- 5 thói quen khiến da mặt ngày càng xuống sắc chị em cấp tốc sửa ngay tật xấu
- Những sự thật về thừa cân béo phì không phải ai cũng biết