Hội chứng đột tử sids ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần tìm hiểu ngay lúc này
Những cái chết bất ngờ và không rõ nguyên nhân của trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hay còn gọi là hội chứng SIDS hiện vẫn là một bí ẩn mà nền khoa học tiên tiến hiện đại của thế giới vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng nào. Đã đến lúc các bậc cha mẹ cần tìm hiểu về hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh để có những kiến thức phòng tránh hội chứng SIDS nguy hiểm này.
Hội chứng đột tử sids ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần tìm hiểu ngay lúc này
Hội chứng đột tử SIDS là gì?
SIDS có tên tiếng Anh là Sudden Infant Death Syndrome, là một hội chứng đột tử thường xảy ra với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Điều đặc biệt là trước khi chết, đa phần trẻ nhỏ đều không có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, các bé đều khỏe mạnh bình thường, cái chết đột ngột, không xác định được thời điểm cụ thể. Chính vì vậy mà hội chứng đột tử SIDS là nỗi sợ hãi của bất kỳ gia đình có con nhỏ nào.
Theo thống kê, tại Mỹ có tới 90% số trường hợp trẻ gặp hội chứng đột tử SIDS trong độ tuổi từ 1-4 tháng tuổi.
Mặc dù các nhà khoa học trên thế giới đều đã bắt tay vào nghiên cứu để tìm kiếm ra nguyên nhân của những cái chết đột tử ở trẻ dưới 1 tuổi, kể cả là tiến hành mổ tử thi, sàng lọc tiểu sử bệnh của gia đình nhưng vẫn chưa thể tìm được nguyên nhân chính xác của hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân của hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh
Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho nguyên nhân của hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh, nhưng về cơ bản có thể căn cứ vào một số nguy cơ dẫn đến hội chứng SIDS như sau:
- Trẻ sinh non, sinh thiếu tháng, sinh ra nhẹ cân thường có nguy cơ mắc hội chứng SIDS cao hơn trẻ sinh đủ tháng.
- Tiền sử gia đình có người bị mắc bệnh tim mạch và hô hấp
- Đứa trẻ sinh ra khi người mẹ có số lần mang thai gần nhau
- Những trẻ từng bị gặp phải vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như mắc dị vật ở đường thở, họng,....và phải thực hiện hồi sức cấp cứu thì có nguy cơ mắc hội chứng SIDS cao hơn
- Trẻ ngủ bị chăn, gối, thú bông, bố mẹ chèn ép gây ngạt thở.
- Trẻ bú no bị trào ngược sữa lên mũi gây tắc đường thở mà không thực hiện cấp cứu kịp thời.
Làm cách nào để phòng tránh chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh?
- Luôn luôn để mắt tới bé: đặc biệt là khi bé ngủ, bố mẹ phải đảm bảo chỗ nằm của con luôn thông thoáng, rộng rãi, không gặp các vật cản trở đường thở của bé như chăn, gối, thú nhồi bông, đồ chơi...
- Tuyệt đối tránh xa khói thuốc lá: đừng để người hút thuốc và khói thuốc lá tiếp xúc với em bé bởi khói thuốc độc hại cũng là một trong những nguyên nhân của hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ hãy đảm bảo phòng ốc nơi em bé nằm ngủ phải tuyệt đối sạch sẽ và thoáng mát.
- Cẩn trọng khi cho trẻ sơ sinh nằm ngủ cùng bố mẹ: có một thực tế rằng rất nhiều gia đình thường có thói quen đặt trẻ nằm giữa bố mẹ vì sợ con ngã xuống đất trong khi ngủ. Song việc để trẻ nằm giữa lại khiến cho không khí xung quanh bé bị bí và dễ dẫn tới ngạt thở. Thậm chí đã có nhiều trường hợp bố mẹ ngủ say trùm chăn kín hoặc gác tay, chân khiến cho con bị chết ngạt xảy ra. Giải pháp tốt nhất là bố mẹ nên đặt trẻ nằm ngủ chung phòng nhưng có giường riêng cho trẻ.
- Cho con bú sữa mẹ: sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Bên cạnh việc giúp tăng sức đề kháng, duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh thì việc mẹ cho con bú còn giúp làm giảm hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh.
- Sử dụng núm vú giả: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được tác dụng của việc cho trẻ ngậm núm vú giả trong khi ngủ giúp phòng ngừa hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh.
Trên đây là những thông tin cần thiết về Hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh. Hy vọng những kiến thức này sẽ là hành trang tin cậy của bố mẹ trong hành trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ nhỏ.
Xem thêm:
- Tìm hiểu về hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS)
- Lưu ý vàng để phòng tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
- Mẹ cần chuẩn bị những gì khi chăm sóc trẻ sinh đôi?