Hở tí là mẹ bầu đi siêu âm: Có nên hay không?
Siêu âm luôn là điều cần thiết và nhất thiết mà mỗi mẹ bầu đều phải thực hiện khi mang thai. Thế nhưng cũng có rất nhiều trường hợp hở tí là mẹ bầu đi siêu âm. Vậy điều này có nên hay không? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu nhé!
Hở tí là mẹ bầu đi siêu âm: Có nên hay không?
Siêu âm luôn là điều cần thiết và nhất thiết mà mỗi mẹ bầu đều phải thực hiện khi mang thai. Thế nhưng cũng có rất nhiều trường hợp hở tí là mẹ bầu đi siêu âm. Vậy điều này có nên hay không? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu nhé!
Siêu âm khi mang thai và những điều cần biết
Siêu âm khi mang thai là hoạt động cần thiết để biết được em bé của bạn có đang phát triển bình thường hay không. Bằng cách bôi một ít gel đặc biệt lên bụng mẹ bầu, sau đó dùng một thiết bị cầm tay di chuyển trên da để truyền hình ảnh của em bé lên màn hình máy tính. Theo đó, bạn sẽ nhìn thấy được hình ảnh của em bé trong bào thai, thậm chí có thể nghe thấy được cả nhịp tim của bé.
Siêu âm hiện nay đang ngày càng được hiện đại hóa. Có nhiều loại siêu âm cho các mẹ tự do lựa chọn. Có thể kể đến siêu âm 2 chiều, 3 chiều và 4 chiều. Mỗi loại siêu âm đều có những thế mạnh riêng và hạn chế riêng của mình.Trong đó
Siêu âm 2 chiều hay còn gọi là siêu âm 2D. Đây được xem là loại siêu âm truyền thống và lâu đời nhất với hình ảnh trắng đen. Thông qua đây, bác sĩ có thể chuẩn đoán mẹ có thai hay không, kiểm tra vị trí thai nằm trong tử cung, xác định 1 phôi hay nhiều phôi thai,...
Siêu âm 3 chiều hay còn gọi là siêu âm 3D. Loại siêu âm này có thể cho ra hình ảnh màu đúng với kích thước thật của thai nhi, dễ dàng phát hiện ra những dị tật của thai. Nhưng nếu so về độ chính xác kích thức cũng như tuổi thai sẽ không bằng siêu âm 2D.
Siêu âm 4 chiều thực chất là siêu âm 3D. Đối với dạng này, bạn có thể thấy được những hình ảnh đang cử động của bé trong bùng mẹ. Tuy nhiên việc lưu file quá lâu có thể khiến các tia bức xạ trong quá trình siêu âm có thể gây hại cho mẹ và bé.
Mẹ bầu có nên siêu âm nhiều khi mang thai không?
Theo ý kiến của các chuyên gia, việc mẹ bầu đi siêu âm quá nhiều trong thời gian mang thai có thể gây hại cho cả mẹ và bé. Cụ thể như sau:
Đối với bé
Thực tế, có rất nhiều trường hợp mẹ bầu đi siêu âm, bác sĩ xác định bé vẫn phát triển bình thường. Nhưng đến lúc sinh, trẻ lại mắc những khiếm khuyết nhất định. Do đó, các mẹ phải hết sức cẩn thận trong quá trình mang thai, tránh những tác hại không mong muốn về sau. Siêu âm quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ giảm thính lực ở thai nhi. Những ảnh hưởng của sóng siêu âm được cho là điều tối kị trong sự phát triển của thai.
Đối với mẹ
Thời đại công nghệ phát triển, phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại, các mẹ bầu tỏ ra "ghiền" siêu âm với mong muốn nhìn thấy được hình hài của con. Nhưng thực tế, việc siêu âm quá nhiều lần là điều không cần thiết. Siêu âm để lấy hình ảnh, clip không chỉ khiến các mẹ tốn nhiều chi phí cho mỗi lần thực hiện mà nếu nằm quá lâu dưới tia bức xạ sẽ rất có hại cho mẹ và bé.
Đó là lý do vì sao mà năm 2014, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã ban hành một cảnh báo nghiêm cấm các phòng khám tư nhân lưu lại hình ảnh và clip siêu âm ở thai nhi.
Theo Phillip J. Bendick - một nhà nghiên cứu về siêu âm và là biên tập viên của Tạp chí Chẩn đoán Y khoa Siêu âm có chia sẻ rằng: “Mọi người cần phải nhận thức được rằng, nếu bạn đang mang thai, bạn không uống rượu, không hút thuốc,... thì bạn không cần phải siêu âm đều đặn vào mỗi lần khám thai định kỳ”.Mẹ bầu siêu âm bao nhiêu lần là đúng, là đủ?
Nói như vậy không có nghĩa là trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu không nên đi siêu âm. Theo các chuyên gia nhận định, mẹ bầu nên đi siêu âm vào 3 thời điểm sau:
- Từ tuần 12 -14 của thai kỳ: Đây được xem là thời điểm tốt nhất để xác định tuổi thai và đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể gây ra. Những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành,...
- Từ tuần 21 - 24 của thai kỳ: Bác sĩ sẽ tiến hành khảo sát hình thể thai nhi bao nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường (có thể là sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng) để có cách xử lý phù hợp. Song song với đó, mẹ bầu cũng có thể khảo sát về bánh nhau và nước ối qua siêu âm.
- Từ tuần 30 - 32 của thai kỳ: Siêu âm trong thời điểm này có thể phát hiện một số bất thường muộn về hình thể thai nhi như ở tim, mạch máu, não,... Đồng thời, bác sĩ sẽ chẩn đoán cân nặng thai nhi, khảo sát bánh nhau, dây rốn, nước ối... thể đánh giá và tiên lượng được cuộc sinh sắp tới.
Mẹ bầu đi siêu âm quá nhiều là điều không cần thiết và không tốt đối với cả mẹ và bé. Hãy chăm con một cách khoa học ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ để con phát triển một cách toàn diện về sau nhé các mẹ!