Hồ sơ sức khỏe điện tử là gì? Có tác dụng gì đến việc thăm khám của người bệnh?

Gần đây, có thông tin rằng Bộ Y tế sẽ triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trong thời gian sắp tới. Nhiều người thắc mắc không biết hồ sơ sức khỏe điện tử là gì và hồ sơ này có những tác dụng nào đối với việc thăm khám. Bài viết sau đây sẽ giải đáp giúp bạn.

Hồ sơ sức khỏe điện tử là gì? Có tác dụng gì đến việc thăm khám của người bệnh? Hồ sơ sức khỏe điện tử là gì? Có tác dụng gì đến việc thăm khám của người bệnh?

Gần đây, có thông tin rằng Bộ Y tế sẽ triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trong thời gian sắp tới. Nhiều người thắc mắc không biết hồ sơ sức khỏe điện tử là gì và hồ sơ này có những tác dụng nào đối với việc thăm khám. Bài viết sau đây sẽ giải đáp giúp bạn.

Giải đáp hồ sơ sức khỏe điện tử là gì?

Hồ sơ sức khỏe điện tử là một khái niệm mới và thường bị nhầm lẫn với nhiều khái niệm khác như bệnh án điện tử, hồ sơ sức khỏe cá nhân... Dưới đây sẽ lần lượt giải đáp các khái niệm trên.

Hồ sơ bệnh án điện tử (EMR)

EMR đề cập đến hồ sơ bệnh án có sở hữu riêng của một cơ sở y tế cụ thể nào đó như bệnh viện, phòng khám đa khoa hay phòng khám chuyên khoa. EMR sẽ bao gồm các thông tin được bác sỹ thu thập nhằm chẩn đoán – điều trị cho bệnh nhân đến cơ sở y tế này. Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ được sử dụng nội bộ và không thể áp dụng ở bên ngoài.

Ưu điểm của EMR

  • Có thể thay thế cho hồ sơ giấy và cho phép cơ sở y tế theo dõi thường xuyên dữ liệu sức khỏe của bệnh nhân theo thời gian cụ thể.
  • Xác định thông tin bệnh nhân nhanh chóng, chính xác khi họ tái khám.

Nhược điểm của EMR

  • Bệnh nhân sẽ không được quyền truy cập vào hồ sơ sức khỏe và nếu cần, họ chỉ được cấp một bản in để chia sẻ với cơ sở y tế khác. Do đó, thông tin sẽ bị giới hạn.
vicare.vn-ho-so-suc-khoe-dien-tu-la-gi-co-tac-dung-gi-den-viec-tham-kham-cua-nguoi-benh1

Hồ sơ sức khỏe cá nhân (PHR)

PHR sẽ được quản lý bởi bệnh nhân và cho phép bệnh nhân duy trì một bản danh sách các dị ứng, điều trị, thuốc men, tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh gia đình, thậm chí nhiều hơn nữa. Hồ sơ này sẽ được thiết lập bởi nhà cung cấp dịch vụ y tế hay cá nhân bệnh nhân. Khi đó, bệnh nhân có quyền chọn chia sẻ thông tin bệnh án cho các bác sỹ nếu cần và thông tin trong PHR cũng bao gồm các lần khám, kết quả chẩn đoán, kết quả xét nghiệm từ bác sỹ lẫn các thiết bị theo dõi y tế tại nhà.

Ưu điểm của PHR

  • Bệnh nhân có thể tham gia quản lý và cải thiện kết quả sức khỏe.
  • Dữ liệu trong PHR cho phép bác sỹ tìm hiểu toàn diện sức khỏe của bệnh nhân, bao gồm cả tiền sử bệnh gia đình và các yếu tố xã hội khác có ảnh hưởng đến bệnh nhân.
  • Tăng hiệu quả chăm sóc tại nhà cũng như theo dõi từ xa.
  • Cho phép bác sỹ và bệnh nhân hoạt động như một nhóm để giảm thiểu tối đa các biến chứng về sức khỏe.
  • Thông tin trong PHR là sự kết hợp từ thông tin của bệnh nhân cung cấp và hồ sơ sức khỏe điện tử EHR.

Như vậy, chúng ta đã lần lượt tìm hiểu về hai khái niệm tương tự với hồ sơ sức khỏe điện tử. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu hồ sơ sức khỏe điện tử là gì?

Hồ sơ sức khỏe điện tử EHR có nội dung và hình thức tương tự như EMR, tuy nhiên phạm vi quản lý vượt xa giới hạn của một cơ sở y tế. Nói đúng hơn, EHR chính là một bộ sưu tập các dữ liệu sức khỏe của một cá nhân nào đó ở nhiều cơ sở y tế khác nhau và bởi các bác sỹ khác nhau. Đây là loại hồ sơ sức khỏe cực kỳ toàn diện, có thể chia sẻ với các cơ sở y tế khác nhau và thông tin bên trong vô cùng đầy đủ, hữu ích hơn hẳn so với EMR.

vicare.vn-Quy trình khám và điều trị bệnh tại phòng khám đa khoa Thiên Tâm-body-3

Hồ sơ sức khỏe điện tử mang lại lợi ích gì cho bệnh nhân?

Hiểu được thế nào là hồ sơ sức khỏe điện tử, nhưng liệu loại hồ sơ này có mang lại lợi ích gì cho chúng ta hay không?

Câu trả lời là có!

Hồ sơ sức khỏe điện tử EHR cho phép:

  • Chia sẻ các thông tin chẩn đoán và điều trị của bệnh nhân ở nhiều cơ sở y tế khác nhau, nhờ đó hỗ trợ bác sỹ có thăm khám tốt hơn.
  • Bản thân bệnh nhân cũng được tham gia tích cực vào chăm sóc sức khỏe và theo dõi hồ sơ bệnh của mình.
  • Sức khỏe bệnh nhân được giám sát liên tục bởi nhiều nhà cung cấp dịch vụ y tế.
  • Việc chăm sóc sức khỏe sẽ được diễn ra xuyên suốt và đều đặn.
  • Không cần giấy tờ.

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã tập trung vào việc xây dựng và sử dụng hệ thống thống nhất EHR. Điều này không những giúp bệnh nhân tiếp cận gần hơn với tình trạng sức khỏe cá nhân, đồng thời góp phần vào việc minh bạch và giải quyết tối ưu các khoảng trống trong hệ thống EMR đơn lẻ. Điểm lợi lớn nhất của EHR chính là giới hạn các sai sót trong quyết định của bác sỹ, nâng cao chất lượng điều trị bệnh.

Vào ngày 17/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Y tế đang xây dựng phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân và bắt đầu triển khai toàn quốc từ tháng 7. Vào năm 2020, dự kiến mỗi người sẽ có một bộ hồ sơ cá nhân điện tử toàn diện.

Qua bài viết này, bạn lại có thêm một nguồn kiến thức mới về hồ sơ sức khỏe điện tử là gì cũng như những lợi ích to lớn của công nghệ này đối với việc thăm khám và kiểm soát sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy, mỗi người dân hãy phối hợp thật tốt với công tác chuẩn bị của Bộ Y tế nhằm góp sức tạo một bộ hồ sơ toàn diện nhất cho cá nhân.

Xem thêm :

  • 4 cơ sở y tế tại TpHCM có sử dụng bệnh án điện tử
  • Quy trình khám thai và làm hồ sơ sinh tại bệnh viện tư nhân
  • Những loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ thụ tinh ống nghiệm