Hiệu quả của dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật

Dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật nhằm phục hồi hoặc cải thiện chức năng của cơ thể, đồng thời giúp phòng ngừa bệnh tật và giúp họ hòa nhập tốt hơn với cuộc sống.

Hiệu quả của dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật Hiệu quả của dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật

Ngày nay, các dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật không còn xa lạ đối với những người khiếm khuyết hoặc suy giảm thể chất, tinh thần và các bộ phận cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt hằng ngày. Các dụng cụ này không chỉ giúp người khuyết tật, thực hiện các hoạt động nhằm tăng cường hay cải thiện các chức năng của cơ thể bị mất hoặc suy giảm, sau các vấn đề về bệnh lý hoặc tai nạn; mà còn có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa một số bệnh tật, đồng thời giúp những người khuyết tật hòa nhập tốt hơn với cuộc sống.

1. Phân loại các dụng cụ hỗ trợ

Hiện nay, các dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật được chia làm 5 loại:
- Dụng cụ trợ giúp di chuyển: xe lăn, thanh song song tập đi, khung tập đi, nạng nách, nạng khuỷu...
- Dụng cụ trợ giúp sinh hoạt hàng ngày: bàn ăn tại giường, tay cầm bằng gỗ, tay cầm bằng vải
- Dụng cụ chỉnh hình: là những dụng cụ dùng để phòng ngừa hay nắn chỉnh sự lệch trục của chi thể. Có thể kể đến các loại nẹp như nẹp cổ tay, nẹp chân, nẹp đỡ...
- Dụng cụ thay thế: là những dụng cụ dùng để thay thế một bộ phận cơ thể đã mất với mục đích thẩm mỹ hay chức năng, thường được sử dụng là tay giả hoặc chân giả.
- Dụng cụ tập tăng cường chức năng: là những dụng cụ tập tăng cường sức mạnh cơ, duy trì vận động của khớp hay nhằm các mục tiêu khác như thăng bằng, mềm dẻo, điều hòa sức khỏe. Các dụng cụ này thường được biết đến như các loại tạ, lò xo, bao cát...

dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật

2. Vai trò của dụng cụ hỗ trợ

Vai trò cũng như hiệu quả mà các dụng cụ hỗ trợ và phục hồi chức năng có thể mang lại, cho cuộc sống của những người khuyết tật là rất to lớn.
Chúng ta thường biết đến một dụng cụ hỗ trợ khá phổ biến là áo nẹp cột sống. Áo nẹp được xếp vào loại dụng cụ chỉnh hình, ngoài tác dụng tránh cho cột sống khỏi biến dạng nặng hơn đối với các tình trạng khuyết tật như gù vẹo, gãy cung tiếp các đốt sống, lao cột sống... còn phòng ngừa đau cột sống thắt lưngthoát vị đĩa đệm. Áo nẹp cột sống có hiệu quả quan trọng trong ngăn chặn tiến triển của vẹo cột sống, giảm tỷ lệ phẫu thuật.

dụng cụ hỗ trợ người khuyết tậtdụng cụ hỗ trợ người khuyết tật
Ngoài áo nẹp cột sống nói riêng, áo nẹp chỉnh hình nói chung (bao gồm nhiều loại như áo nắn chỉnh cột sống, áo nẹp mềm, áo nẹp cứng....dùng để cố định vùng vai, lưng, cột sống, xương chậu), cũng là một trong những dụng cụ chỉnh hình giúp điều trị và phòng ngừa các biến chứng trong cong vẹo cột sống (đặc biệt ở trẻ em). Mục đích của áo nẹp chỉnh hình là giúp cho đường cong vẹo cột sống không bị tăng thêm, đồng thời nắn chỉnh lâu dài, làm ổn định và bền vững cột sống ở tư thế đúng. Các biến chứng của cong vẹo cột sống có thể kể đến như đau lưng liên tục, viêm đốt sống, khó thở khi lồng ngực bị nén...

Bên cạnh dụng cụ chỉnh hình khuyết tật, dụng cụ thay thế cũng có vai trò tích cực đối với người khuyết tật. Tác động khác của dụng cụ thay thế là bù đắp một số tính năng còn thiếu. Ngày nay, rất nhiều loại dụng cụ thay thế đã có bộ phận cảm nhận kích thích về tư thế và trọng lực của cơ thể. Nhờ đó mà các dụng cụ thay thế như tay giả, chân giả có thể hoạt động chức năng như cầm nắm, cũng như mắt giả cũng có thể đưa liếc qua lại.

dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật
Trong các dụng cụ thay thế, chi giả được biết đến với khá nhiều tác dụng. Việc sử dụng chi giả là giúp người khuyết tật giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của “chi ma”. Đau chi ma là đau sau khi đã bị cắt mất chi mà bệnh nhân vẫn có cảm giác đau như còn chi đó. Cảm giác chi ma là cảm giác phần chi bị cắt mất như vẫn còn, gồm: nóng rát, cảm giác kiến bò, đau và chuột rút.

dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật

Theo ACDC - tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ người khuyết tật và những nhóm người yếu thế khác trong cộng đồng: những dụng cụ như chân giả, tay giả ngoài việc hỗ trợ người khuyết tật có thể đi lại dễ dàng hơn còn giúp làm cân bằng cơ thể, tránh khả năng bị dồn trọng lực cơ thể xuống một bộ phận khác của cơ thể nhờ đó tạo ra sự cân bằng trong cơ thể, nâng cao tuổi thọ của chi. Bên cạnh đó, việc sử dụng chi giả trợ giúp sinh hoạt của người khuyết tật hàng ngày. Người khuyết tật vẫn có thể tham gia đi bộ, đạp xe, vận động nhẹ nhàng... từ đó tình trạng tim mạch của người khuyết tật cũng được duy trì một cách lành mạnh.

dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật

Ngày nay, dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người khuyết tật. Có thể thấy rằng, các dụng cụ phục hồi chức năng này không chỉ dừng lại ở việc “hỗ trợ” mà còn duy trì sức khỏe lành mạnh. Từ đó người khuyết tật có thể tiếp cận với nhiều hoạt động xã hội khác nhau.

[efspanel style="callout" type=""]
[efspanel-header][/efspanel-header]
[efspanel-content]
Nhân ngày Quốc Tế Người Khuyết Tật (3/12/2015) năm nay diễn ra với chủ đề hòa nhập: “Tiếp cận và tăng cường năng lực/trao quyền cho những người có khả năng”. HoiBenh mong muốn được góp phần chia sẻ và nâng cao hiểu biết về các vấn đề xoay quanh người khuyết tật, khẳng định và thúc đẩy hơn nữa vị thế của người khuyết tật trong xã hội.
[/efspanel-content]
[/efspanel][efsinterchange type="content"]
[efsinterchangesmall]gvhg[/efsinterchangesmall]
[efsinterchangemedium]bbbb[/efsinterchangemedium]
[efsinterchangelarge]bbbb[/efsinterchangelarge]
[/efsinterchange]