Hiện tượng tự ép buộc cơ thể ăn quá nhiều và cách hạn chế

Những người tự ép bản thân ăn quá nhiều thì có thể sử dụng thực phẩm như là cách duy nhất giúp họ đối phó với những cảm xúc tiêu cực.

Hiện tượng tự ép buộc cơ thể ăn quá nhiều và cách hạn chế Hiện tượng tự ép buộc cơ thể ăn quá nhiều và cách hạn chế

Hãy nhớ lại lần cuối cùng bạn ăn quá nhiều và bạn cảm giác no đến nghẹt thở. Có phải bạn đã mải mê với một chiếc bánh khổng lồ để kỷ niệm sinh nhật của một người bạn? Rồi tiếp tục không thể từ chối món gà tây và khoai lang trong các buổi tiệc?

Hoặc là bạn ở nhà một mình, sau một ngày thật mệt mỏi? Bạn cảm thấy như thế nào sau tất cả những điều đó - đơn giản là khó chịu vì tự bạn đã tạo ra một cơn đau dạ dày? Hay bạn cảm thấy bị dày vò bởi cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ?

Ăn quá nhiều trong một thời điểm là một điều bình thường. Chúng được gọi là ăn do cảm xúc. "Từ thời điểm này chúng ta được sinh ra, chúng ta được nuôi dưỡng bằng thực phẩm, khen thưởng bằng thức ăn, vậy nên việc bạn có sợi dây liên kết cảm xúc với thức ăn là điều bình thường," theo Michelle May, MD, tác giả của Eat What You Love, Love What You Eat

vicare.vn-hien-tuong-tu-ep-buoc-co-the-an-qua-nhieu-va-cach-han-che-body-1

Kết quả là, họ thường cảm thấy việc ăn uống của họ là ngoài tầm kiểm soát. Họ nghĩ về thức ăn bất cứ lúc nào và cảm thấy tội lỗi, xấu hổ, hoặc chán nản sau khi ăn. "Điều đó rất khác với những gì người khác cảm thấy sau khi ăn một bữa tiệc lễ Tạ Ơn ", May nói. "Bạn có thể cảm thấy no, và bạn có thể hối tiếc khi đã ăn miếng cuối cùng của chiếc bánh, nhưng bạn không ăn nó với sự xấu hổ."

Một số những người ăn quá nhiều do rối loạn lâm sàng gọi là chứng rối loạn ăn uống (BED). Những người có BED tự ép bản thân ăn một lượng lớn thức ăn trong một khoảng thời gian ngắn và cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ sau đó. Và họ làm như vậy thường: ít nhất một lần mỗi tuần trong khoảng thời gian ít nhất là 3 tháng.

Không phải ai ăn quá mức cũng là người nghiện thức ăn. Bạn có thể ăn nhiều thức ăn trong suốt cả ngày, nhưng không ăn rất nhiều vào một lúc nào đó. Và bạn có thể không làm điều đó thường xuyên, nhưng bạn sẽ ăn nhiều chỉ khi cảm thấy căng thẳng, cô đơn, hay buồn bã.

Hiện tượng này bắt đầu như thế nào?

Trong một số trường hợp, có nhiều người chỉ đơn giản là ăn quá nhiều và từ đó vô thức hình thành một thói quen, như luôn luôn ngồi xuống xem TV với một túi khoai tây chiên vào ban đêm. Nhưng đôi khi, nó lại là kết quả của một vấn đề cảm xúc tiềm ẩn. Có một cơ thể không như ý cũng có thể là một lý do.

Đối với nhiều người, tự ép bản thân ăn quá nhiều là một phần của việc bắt đầu một chu kỳ ăn uống hạn chế. May gọi nó là "ăn, ăn năn, lặp lại chu kỳ". Bạn có thể bắt đầu một chế độ ăn kiêng bởi vì bạn cảm thấy tự ti về cân nặng hoặc kích thước của mình, nhưng thấy nó quá khó để thực hiện - đặc biệt nếu bạn sử dụng thực phẩm như là một công cụ đối phó. Cuối cùng, bạn phá bỏ giới hạn và ăn thỏa thích thực phẩm"cấm", và sau đó là cảm giác tội lỗi và xấu hổ, khiến bạn ăn kiêng trở lại lại.

vicare.vn-hien-tuong-tu-ep-buoc-co-the-an-qua-nhieu-va-cach-han-che-body-2

Các chu kỳ này có thể rất khó khăn để phá vỡ. "Ngay cả những người nói rằng họ không ăn kiêng thường xuyên cũng có những ý nghĩ khó thay đổi về thực phẩm " tốt "hay" xấu "", Marsha Hudnall, chủ tịch Green Mountain tại Run Fox, Vermont, một trung tâm dành cho những người phụ nữ đang phải đấu tranh với việc ăn quá nhiều nói : ‘Khi bạn có một chất tự nhiên hấp dẫn và nhẹ nhàng và an ủi bạn, nhưng bạn cho nó nằm ngoài giới hạn cho phép, nó càng trở nên hấp dẫn hơn."

Mọi người có thể bị "nghiện" thực phẩm?

Trong những năm gần đây, nghiện thực phẩm đã trở thành một khái niệm biến trong số các nhà khoa học. Những nhà nghiên cứu nói rằng loại thực phẩm nào giàu chất béo, đường và muối rất dễ gây nghiện, gây ra những thay đổi trong não tương tự như những người nghiện thuốc. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng những con chuột mà được ăn thoải mái đường, ví dụ, có thể có các dấu hiệu của sự phụ thuộc.

Chứng nghiện thực phẩm vẫn còn đang gây tranh cãi. Nhưng có một điều, việc điều trị tất cả chứng nghiện cơ bản là người nghiện phải thực hiện việc kiêng hoàn toàn, nhưng điều này gần như không thể với thực phẩm. Ngoài ra, "ăn kiêng là một yếu tố rất mạnh của chu kỳ môn ăn uống", May nói. "Từ quan điểm đó, nó phản tác dụng khi phân loại rõ ràng thực phẩm là thực phẩm “xấu” ."

Rõ ràng ăn uống có thể kích thích tạo ra cảm giác thỏa mãn trong não, Hudnall nói. "Nhưng điều đó không làm cho thực phẩm trở thành một chất gây nghiện. Có bằng chứng cho thấy rằng nó thực sự là hành vi - những chu kỳ hạn chế / ăn nhiều - gây ra những dấu hiệu của sự phụ thuộc, không phải là do thực phẩm" cô nói. Một số nhà nghiên cứu thậm chí đã tuyên bố rằng thuật ngữ " nghiện ăn " là một thuật ngữ chính xác hơn là "nghiện thực phẩm."

vicare.vn-hien-tuong-tu-ep-buoc-co-the-an-qua-nhieu-va-cach-han-che-body-3

Làm thế nào tôi có thể kiểm soát việc ăn uống quá mức?

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Việc này có thể không quá khó khăn để tự ngăn chặn việc ăn quá nhiều, đặc biệt nếu có sự liên quan của yếu tố cảm xúc, Robin B. Kanarek nói, tiến sĩ, giáo sư tâm lý học tại Đại học Tufts. Nói chuyện với một nhân viên tư vấn có thể giúp bạn phát hiện ra những nguyên nhân tâm lý – vì dụ như sự không hài lòng về cơ thể - là động cơ ăn uống của bạn.

Tránh việc tự gán bản thân với một suy nghĩ nào đó. "Hãy hiểu rằng bạn không phải là người xấu làm những điều xấu," May nói. "Việc tự gắn bản thân với một suy nghĩ nào đó về ăn uống có thể khiến bạn rơi vào chu kỳ ăn – ăn năn – hạn chế trở lại" như trên.

Cũng làm như vậy đối với thực phẩm. "Thực phẩm là thực phẩm - nó không là " tốt "hay" xấu "," Kanarek nói. "Việc thay đổi một quan niệm là rất khó khăn, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn ăn những gì bạn cho là một loại thực phẩm" xấu ", bạn có nhiều khả năng ăn rất nhiều nó sau đó."

Hãy biết cách tạm dừng. Khi bạn muốn ăn, hãy tạm dừng một lát và tự hỏi: Tôi có thật sự đói không? "Đôi khi người ta bị quá tập trung vào những gì họ muốn ăn mà họ không dừng lại và tự hỏi tại sao họ muốn ăn," May nói. Nếu bạn sử dụng thực phẩm như là một công cụ đối phó, bạn có thể sẽ không để ý đến những tín hiệu đói hay no của cơ thể, và điều quan trọng là lấy lại nhận thức của bạn với cơ thể.

Thay đổi môi trường của bạn. "Một thói quen thường chỉ đơn giản là một hành vi được bạn tự lặp lại ," Hudnall nói. Thay đổi môi trường của bạn có thể lấy lại sự tập trung của bạn vào hành vi và cung cấp cho bạn một cơ hội để đưa ra quyết định có mục đích hơn. Ví dụ, Hudnall nói, "nếu bạn luôn luôn ngồi trong một chiếc ghế nào đó để ăn, hãy di chuyển nó đến một vị trí khác nhau trong phòng - hoặc ngồi ở một nơi khác hoàn toàn."

Giới hạn cảm giác thèm ăn - trong chừng mực. Việc tự cấm ăn các loại thực phẩm có thể khiến bạn ăn nhiều chúng sau này. Nếu bạn đang thực sự thèm muốn một cái gì đó - ngay cả khi bạn không đói - cho mình xin phép ăn một lượng nhỏ.

Kết thúc chế độ ăn hạn chế. "Ăn quá nhiều và ăn uống hạn chế là hai mặt của cùng một đồng xu", May nói. "Việc hạn chế ăn có thể tạo nên ham muốn ăn nhiều hơn giống như căng thẳng, giận dữ, hay lo lắng."

Theo WebMD