Hiện tượng sôi bụng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Trong quá trình mang thai sức khỏe bà bầu phải luôn được đặt lên trên hết không được để bệnh gì ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con yêu. Tuy nhiên tình trạng sôi bụng khi mang thai lại xảy ra khá phổ biến khiến nhiều người thắc mắc rằng hiện tượng sôi bụng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Để tìm câu trả lời, mời bạn đọc cùng Vicare tham khảo những chia sẻ dưới đây.

Hiện tượng sôi bụng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Hiện tượng sôi bụng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Trong quá trình mang thai sức khỏe bà bầu phải luôn được đặt lên trên hết không được để bệnh gì ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con yêu. Tuy nhiên tình trạng sôi bụng khi mang thai lại xảy ra khá phổ biến khiến nhiều người thắc mắc rằng hiện tượng sôi bụng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Để tìm câu trả lời, mời bạn đọc cùng HoiBenh tham khảo những chia sẻ dưới đây.

Tại sao khi mang thai lại dễ bị sôi bụng?

Sôi bụng khi mang thai là một hiện tượng tự nhiên, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng sôi bụng khi mang thai là sự tăng cao đột ngột của hormone thai kỳ progesterone. Hiện tượng này làm suy yếu hoạt động của nhu động ruột và làm giảm quá trình tiết axit ở dạ dày. Vì vậy mà khi thức ăn được nạp vào cơ thể không được tiêu hóa và hấp thụ tốt, dẫn đến sinh ra nhiều khí nên khiến mẹ bầu bị sôi bụng.

Đồng thời, một điều mà các mẹ cũng nên biết là hormone progesterone cũng là lý do hàng đầu gây ra hàng loạt các triệu chứng khác khi mang thai khác như đau lưng, táo bón, đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi, ốm nghén...chứ không riêng gì dấu hiệu sôi bụng.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây ra dấu hiệu sôi bụng như:

  • Tử cung ngày càng giãn nở, phát triển để tạo ra không gian phát triển cho thai nhi nên vô tình gây sức ép lên hệ tiêu hóa, làm cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn và gây sôi bụng.
  • Mẹ bầu bị stress, căng thẳng thường xuyên tác động đến sự hoạt động của nhu động ruột và gây nên hiện tượng khó chịu này,
  • Mẹ bầu ăn quá no khiến cho quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn bị trì trệ và gây sôi bụng.
  • Sôi bụng cũng có thể là do trong lúc ăn mẹ bầu ăn quá nhanh, dẫn đến nuốt phải nhiều không khí hoặc do tư thế nằm ngồi không hợp lý gây ra chứng sôi bụng.
  • Việc bồi bổ quá nhiều như uống sữa hoặc ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều đạm cũng là nguyên nhân khiến cho dạ dày không kịp thích ứng kịp và gây ra đầy bụng, khó tiêu, sôi bụng và nặng hơn là tiêu chảy kéo dài.
  • Nếu chị em đang bị viêm đại tràng, trào ngược dạ dày khi mang thai thì cũng có biểu hiện sôi bụng sau khi ăn xong.

Hiện tượng sôi bụng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

vicare.vn-hien-tuong-soi-bung-khi-mang-thai-co-anh-huong-den-thai-nhi-hay-khong-body-1

Các mẹ bầu thường rất lo lắng nếu mắc phải các triệu chứng như sôi bụng, đầy hơi, ợ chua, khó tiêu... vì sợ những tác động xấu đến thai nhi, hoặc dinh dưỡng không đủ cung cấp cho bé. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, mẹ bầu hãy yên tâm vì tình trạng này hoàn toàn vô hại và không liên quan đến hoạt động cung cấp chất dinh dưỡng cho bé.

Chỉ trừ trường hợp sôi bụng khi mang thai kèm đầy hơi, nặng hơn sẽ bị tiêu chảy dẫn đến cơ thể mất nước, khiến mẹ bầu mệt mỏi, hoặc nếu sôi bụng kèm theo dấu hiệu đau quặn bụng, bụng căng cứng khó chịu cần cảnh giác nguy cơ viêm đại tràng ... thì lúc đó thai nhi mới bị tác động. Còn nếu chỉ bị sôi bụng mà không kèm các triệu chứng khác thì sẽ không quá nghiêm trọng.

Để yên tâm thì mẹ nên đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiến hành một số xét nghiệm như soi trực tràng, chụp khung đại tràng.... để tìm hiểu nguyên nhân.

Cách khắc phục chứng sôi bụng hiệu quả ở bà bầu

Như đã chia sẻ ở trên, chứng sôi bụng ở bà bầu là một hiện tượng tự nhiên, thường rất hay xảy ra đối với bà bầu khi thai nhi càng lớn. Hiện tượng này thường làm các mẹ bầu khó chịu, ợ nóng, ợ hơi. Tuy nhiên, đây là vấn đề không đáng lo ngại và không nên quá lo lắng. Nên bình tĩnh để tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Dưới đây là một số cách khắc phục chứng sôi bụng ở bà bầu an toàn và hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng tại nhà:

  • Ăn uống hợp vệ sinh bằng cách ăn chín, uống sôi. Hạn chế ăn những món ăn chế biến sẵn ở bên ngoài. Nó không chỉ gây nên chứng sôi bụng ở mẹ bầu mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.
  • Mẹ bầu đang bị sôi bụng không nên ăn thức ăn chua, cay, trái cây chua, thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ, các món chế biến với nhiều gia vị, bột ngọt,... và các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
  • Tuyệt đối không được ăn những món ăn có nguy cơ nhiễm khuẩn cao như rau sống, lòng lợn, tiết canh... những thức ăn đã bị ôi thiu, bốc mùi chua, lên men, ẩm mốc...
  • Chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa ăn một ít để dạ dày không bị quá tải và hoạt động trơn tru hơn.
  • Tăng cường uống nước, tốt nhất là nên uống nước ấm, vì như vậy sẽ giúp đường ruột được bôi trơn, thức ăn sẽ di chuyển trong đường ruột nhanh hơn.
  • Trong thực đơn ăn uống hằng ngày phải có sự khoa học, không nên chỉ ăn thịt, cá mà phải kết hợp rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, chống táo bón và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Ghi nhớ quy tắc ăn chậm, nhai kỹ trước khi nuốt và không nên ăn quá nhiều vào buổi tối.
  • Khi bị sôi bụng thì hãy dùng tay massage nhẹ nhàng, như vậy sẽ giúp khắc phục nhanh chóng. Tránh dùng lực mạnh để xoa bóp vì dễ gây kích thích cho em bé trong bụng.
  • Ăn xong thì nên đi lại nhẹ nhàng để bụng dễ chịu hơn.

Một số thực phẩm tốt nên bổ sung khi bị sôi bụng ở bà bầu

vicare.vn-hien-tuong-soi-bung-khi-mang-thai-co-anh-huong-den-thai-nhi-hay-khong-body-2
Sữa chua giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Ngoài những lưu ý về chế ăn uống, sinh hoạt nói trên, để nhanh chóng loại bỏ được chứng sôi bụng hiệu quả, các mẹ bầu nên chú ý bổ sung một số thực phẩm sau đây:

  • Nên ăn nhiều sữa chua, khoai lang, các loại trái cây tươi, rau xanh... Vì những thực phẩm này giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và dễ dàng tiêu hóa, hạn chế được chứng sôi bụng hiệu quả.
  • Nên ăn nhiều các loại ngũ cốc khô. Tuy nhiên, khi ăn mẹ bầu không nên thêm vào các gia vị như muối, mật ong.
  • Bổ sung một hũ sữa chua mỗi ngày sẽ giúp khắc phục chứng sôi bụng, bởi trong sữa chua có chứa nhiều axit lactic và nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.

Xem thêm:

  • Tránh sốt xuất huyết khi mang bầu bằng cách nào
  • Những điều bà bầu không nên làm trong tháng 7 cô hồn
  • Tại sao độ dày mỏng của niêm mạc tử cung ảnh hưởng việc thụ thai?