Hiện tượng sinh đôi có di truyền không?
Có không ít cặp vợ chồng trẻ ao ước sẽ có 1 cặp sinh đôi trong lần đầu làm cha mẹ. Sự ao ước đó không chỉ bắt nguồn từ suy nghĩ “đỡ vất vả” hơn (chỉ sinh 1 lần) mà còn bởi sự thú vị và hạnh phúc về sau. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng cũng thắc mắc rằng “sinh đôi có di truyền không” dù đó là món quà tự nhiên của tạo hóa.
Hiện tượng sinh đôi có di truyền không?
Có không ít cặp vợ chồng trẻ ao ước sẽ có 1 cặp sinh đôi trong lần đầu làm cha mẹ. Sự ao ước đó không chỉ bắt nguồn từ suy nghĩ “đỡ vất vả” hơn (chỉ sinh 1 lần) mà còn bởi sự thú vị và hạnh phúc về sau. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng cũng thắc mắc rằng “sinh đôi có di truyền không” dù đó là món quà tự nhiên của tạo hóa.
1. Tìm hiểu chung về quá trình sinh đôi
Sinh đôi hay còn gọi là song sinh là hiện tượng sinh con sau khi mang 2 thai cùng một lúc. Sinh đôi có thể cùng giới tính hoặc khác giới tính. Con sinh ra có thể giống nhau ( sinh đôi cùng trứng) hoặc không giống nhau (khác trứng). Xét về mặt di truyền, sinh đôi cùng trứng có bộ gen giống nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, do tác động môi trường hoặc các nhân tố khác có thể làm cho đặc điểm bề ngoài thay đổi, tính cách khác nhau.
Ước tính trên thế giới có khoảng 125 triệu cặp sinh đôi và sinh ba, trong số đó có 10 triệu cặp sinh đôi cùng trứng. Sinh đôi thường ở 2 hình thức: sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng
Sinh đôi cùng trứng xảy ra khá phổ biến hiện nay. Quá trình hình thành thai đôi khác trứng được khoa học phân tích như sau: Trong quá trình thụ thai, vì một lý do nào đó mà 2 trứng rụng và được 2 tinh trùng thụ tinh cùng lúc. Mỗi đôi có nhau thai và túi ối riêng.
Sinh đôi khác trứng thường xảy ra ít hơn. Thai đôi được hình thành sau sự “sụp đổ” của phôi, làm các tế bào nguyên thủy phân tách làm 2. Sau đó, các chất liệu giống nhau dạt về 2 nửa của phôi, hình thành 2 phôi độc lập. Điều này lý giải vì sao trẻ sinh đôi cùng trứng có bộ gen giống nhau.
2. Sinh đôi có di truyền không?
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng sinh đôi có nguyên nhân từ di truyền và thường mỗi thế hệ lặp lại 1 lần. Cũng có nhiều dòng họ chỉ đẻ sinh đôi 1 lần duy nhất và không bao giờ lặp lại. Trường hợp lặp lại ít hơn khi sinh đôi cùng trứng.
Nếu trong dòng họ vợ hoặc chồng đã từng có người thân sinh đôi thì cơ hội sinh đôi khá cao.
3. Những điều mẹ bầu cần chú ý khi mang thai đôi
- Bên cạnh những thú vị mà mang thai đôi mang lại thì mẹ bầu cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm như: tiền sản giật, vỡ ối non, nhau bong non, nhau tiền đạo, huyết áp thấp... Mẹ bầu cần phải thường xuyên đi khám thai định kì để theo dõi cặn kẽ thai nhi, nhau thai, dây rốn... có ổn định hay không để có những biện pháp xử lý kịp thời.
- Khi mang thai đôi, mẹ cần cung cấp gấp 3 lần bình thường bằng cách tăng khẩu phần ăn. Mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như chất đạm, đường, axit folic, vitamin, omega 3... Mẹ cũng nen hạn chế ăn các đồ chiên xào, thức ăn nhanh, sẽ khiến mẹ tăng cân nhưng chất dinh dưỡng lại không vào thai nhi. Uống nhiều nước rất tốt cho mẹ bầu, mỗi ngày mẹ nên uống từ 2.5-3 lít nước để bổ sung lượng nước ối cần thiết.
- Khi mang thai sinh đôi, mẹ bầu cần chú ý nghỉ ngơi, thư giãn để giảm bớt áp lực trong thời gian thai kỳ. Nếu hoạt động, mẹ cần tránh vận động mạnh, đi du lịch để tránh ảnh hưởng đến thai như, giảm nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
- Do mang thai đôi nên thể tích và khối lượng thai lớn nên mẹ sẽ rất khó sinh. Nhiều khả năng mẹ bầu sẽ phải đẻ chỉ định để tránh những rủi ro đáng tiếc trong quá trình chuyển dạ.
Như vậy, sinh đôi có thể di truyền qua các thế hệ. Các cặp vợ chồng sẽ cảm thấy thế nào khi mình có một cặp nhóc tì sinh đôi đáng yêu?