Hiện tượng rụng lông vùng kín sau khi sinh
Với những người phụ nữ, sau khi sinh ngoài hiện tượng rụng tóc thì còn xảy ra tình trạng rụng lông vùng kín tuy không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nó khiến nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng. HoiBenh sẽ giúp mẹ giải đáp về hiện tượng này.
Hiện tượng rụng lông vùng kín sau khi sinh
Với những người phụ nữ, sau khi sinh ngoài hiện tượng rụng tóc thì còn xảy ra tình trạng rụng lông vùng kín tuy không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nó khiến nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng. HoiBenh sẽ giúp mẹ giải đáp về hiện tượng này.
Vai trò của lông vùng kín
Đây là một trong những bộ phận lông nhạy cảm trên cơ thể con người, chúng vừa có tác dụng bảo vệ, giữ ấm và điều hòa lại nhiệt độ khiến bộ phận sinh dục ổn định mà chúng còn là nơi phần nào phản ánh tính trạng sức khỏe của cơ thể. Chính vì thế, nếu bạn đang gặp phải những hiện tượng bất thường có liên quan tới vùng lông khu vực này như lông quá ít, thiếu lông vùng kín hay rụng lông vùng kín thì cũng đừng nên chủ quan, hãy tới bác sĩ để được khám bởi đó có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn có vấn đề.
Với triệu chứng lông vùng kín rụng nhiều có thể là lời cảnh báo cho thấy sức khỏe của bạn hoàn toàn có vấn đề. Nếu trong trường hợp lông vùng này nhiều hoặc ít thường có quan hệ tới yếu tố di truyền thì việc rụng lông lại do các nhân tố khác gây ra. Những nguyên nhân bao gồm: Việc rụng lông vùng kín có thể là hệ quả của cả một quá trình trao đổi chất, nội tiết tố, hormone hoặc do việc suy giảm chức năng tuyến yên gây nên. Những vấn đề này thường gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của chính bạn, với những người phụ nữ mang thai hiện tượng rụng lông vùng kín sau sinh thường xuyên xay ra và đó là điều hết sức bình thường.Hiện tượng rụng lông vùng kín sau sinh
Khi mang thai, do úa trình thay đổi hormone và tâm lý chính vì thế vào lúc này lông ở một số vùng đặc biệt là vùng kín bắt đầu thay đổi tuy nhiên cho tới sau thời kì sinh nở, hiện tượng rụng lông vùng kín nhiều sau sinh cũng bắt đầu. Tương tự như việc tình trạng rụng tóc, tình trạng này cũng bắt đầu sau một thời gian và thường hết trong vòng 4-6 tháng, tuy nhiên sau thời gian đó nếu chưa hết bạn cũng nên đi khám bác sĩ.
Sau khi sinh xong, nội tiết tố và hormone tăng giảm khác thường, chính sự thay đổi ấy khiến hiện tượng rụng lông nhiều, tuy nhiên bạn hãy yên tâm bởi đây là hiện tượng thường xảy ra với nhiều sản phụ và bạn hoàn toàn không cần lo lắng. Cho tới khi bạn có kinh nguyệt trở lại bình thường hoặc cùng lắm là tới khi bạn không còn cho bé bú, khi ấy cơ thể bạn đã trở về trạng thái thông thường như trước kia, khi ấy hiện tượng này sẽ hết.
Trong trường hợp lông vùng kín rụng nhiều bất thường hoặc qua thời gian HoiBenh đã đề cập bên trên mà hiện tượng này vẫn xảy ra bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc một số bệnh như:
Tình trạng viêm nang lông
Có thể do quá trình chăm sóc của bạn sau sinh không cẩn thận khiến nấm ở vùng lông mu xâm nhập khiến chúng trở nên yếu đi và rụng dần. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh thường đi kèm hiện tượng ngứa ngáy, khi ấy tốt nhất bạn nên đi kiểm tra để xử lý kịp thời nếu không rất dễ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm vùng kín hay viêm nang lông.
Quá trình trao đổi chất rối loạn
Sau khi sinh, cơ thể còn chưa trở lại như trước nếu không muốn nói là có dấu hiệu phát “phì” và bạn bắt đầu chế độ ăn kiêng để lấy lại vóc dáng, tuy nhiên có thể do một vài sơ sót trong thực đơn bữa ăn, cơ thể bạn nạp vào khối lượng dinh dưỡng nhất định song lượng dinh dưỡng ấy không đủ để nuôi dưỡng cơ thể. Cũng như quá trình rụng tóc, việc thiếu dưỡng chất để nuôi dưỡng cũng là một trong những yếu tố khiến lông mu bị rụng sau sinh.
Sử dụng thuốc
Sau khi sinh, có những vết thương chưa lành hoặc bạn sinh mổ, do khâu chăm sóc không kĩ lưỡng bạn cần dùng thuốc chống viêm trong thời gian dài cũng khiến lông ở vùng kín bị rụng.
Để khắc phục tình trạng rụng lông mu sau sinh
- Trước hết, các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lỹ để vừa có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể lẫn lông tóc trên người lại đồng thời đảm bảo cơ thể trở nên thon gọn như trước. Với “quy luật dinh dưỡng 4 giờ” bao gồm ăn thực phẩm chứa carbonhdrate như trái cây, bánh mì sau bừa ăn chính 4 giờ.
- Thêm nữa, bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ cho vùng kín để đảm bảo chúng luôn khỏe mạnh, tránh những loại nấm nhiễm khuẩn xâm nhập.
- Đi kiểm tra bác sĩ khi cần để có cách khắc phục hợp lý để tránh tình trạng xấu xảy ra
Chúc các mẹ luôn vui vẻ và mạnh khỏe