Hiện tượng ngứa vùng kín ở trẻ em mẹ nên nhận biết ngay

Việc chăm sóc vùng kín cho trẻ em cần phải rất cẩn thận, nhất là đối với bé gái, vì bé gái dễ bị viêm vùng kín. Sau đây là một số hiện tượng ngứa vùng kín ở trẻ em mà mẹ nên nhận biết.

Hiện tượng ngứa vùng kín ở trẻ em mẹ nên nhận biết ngay Hiện tượng ngứa vùng kín ở trẻ em mẹ nên nhận biết ngay

Các triệu chứng khi ngứa vùng kín ở bé gái

  • Với các trẻ lớn, các bé sẽ cho mẹ biết là mình bị ngứa vùng nhạy cảm.
  • Với các trẻ còn nhỏ, sẽ có hiện tượng cào cấu hoặc gãi vùng kín, hoặc trẻ sẽ khó chịu, kêu khóc.
  • Ngoài ra, có thể trẻ còn tiết dịch có mùi hôi, màu lạ như xanh, nâu, ...
  • Có thể còn đi kèm triệu chứng đái dắt hoặc khó tiểu, tiểu đau.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa vùng kín ở trẻ em

Các nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa vùng kín ở trẻ em không nhất thiết là do viêm nhiễm. Một số trẻ có thể bị ngứa vùng kín do vệ sinh không sạch sẽ, ví dụ như bé bị đái dầm, hoặc mặc bỉm quá lâu. Ngoài ra, bé cũng có thể ngứa vùng kín do dị ứng với các loại dung dịch vệ sinh, hoặc xà phòng tắm, xà phòng giặt do mẹ sử dụng.

Nguyên nhân thứ hai gây hiện tượng ngứa vùng kín ở trẻ em có thể là do bé gái thiếu nội tiết tố. Thông thường, các bé gái khi mới sinh sẽ nhận được estrogen từ mẹ. Lượng estrogen này giúp cho môi trường âm đạo được ổn định. Tuy nhiên, nếu trẻ nhận được ít estrogen thì sẽ khiến cho âm đạo bị khô, dễ bị kích ứng và gây ngứa.

vicare.vn-hien-tuong-ngua-vung-kin-o-tre-em-me-nen-nhan-biet-ngay1

Trẻ em gái khi còn nhỏ, bộ phận sinh dục chưa phát triển hết và thiếu các rào chắn sinh lý giúp bảo vệ trẻ khỏi viêm nhiễm. Vì thế, trẻ có thể bị viêm âm đạo, gây ngứa ngày. Các bệnh viêm nhiễm thường thấy ở trẻ em gây ngứa vùng kín là:

  • Dính môi nhỏ: bệnh thường gặp ở bé gái dưới 6 tuổi. Do thiếu estrogen, vùng da môi nhỏ bị viêm và dính vào nhau, gây bít âm đạo và lỗ tiểu. Khoảng 20-40% trẻ bị dính môi nhỏ sẽ bị viêm đường tiểu.
  • Trẻ bị nhiễm giun kim: giun kim là một loại ký sinh trùng đường ruột, có thể lây lan ở vùng hậu môn và âm đạo. Khi bị nhiễm giun kim, trẻ sẽ bị ngứa ở cả vùng âm đạo và hậu môn.
  • Viêm âm đạo do nhóm Poxvirus: trẻ có thể bị nhiễm poxvirus do tiếp xúc với các vùng trên cơ thể khác có vi-rút và khi hệ miễn dịch suy giảm.
  • Bệnh vẩy nến: Khi thấy vùng da trên cơ thể dày, dính, và vùng mu tam giác có màu bạc, thì trẻ đã bị âm hộ do bệnh vẩy nến.
  • Viêm vùng da tiết bã: khi xảy ra viêm nhiễm tại vùng da tiết bã, có thể thấy xung quanh âm hộ của trẻ bị nứt.
  • Viêm âm đạo do dị vật: thường gặp ở trẻ dưới 8 tuổi. Dị vật trong âm đạo gây tổn thương và chảy máu âm đạo. Dị vật phổ biến nhất là giấy vệ sinh.

Khi trẻ có hiện tượng ngứa vùng kín, cần tìm hiểu xem nguyên nhân gây ngứa có phải là do viêm nhiễm không. Cần đưa trẻ đến khám bác sĩ kịp thời để có thể trị bệnh sớm nhất.

Cách chăm sóc vùng kín cho bé gái

  • Dùng khăn vải mềm lau rửa vùng kín.
  • Vệ sinh từ đằng trước ra đằng sau để tránh mầm bệnh từ hậu môn đi lên âm hộ.
  • Thay bỉm thường xuyên, nhất là sau khi trẻ đại tiện.
  • Giữ cho vùng kín khô thoáng, chọn quần lót chất liệu thấm mồ hôi.
  • Không sử dụng xà phòng khi rửa vùng kín cho bé vì có thể tiêu diệt các vi khuẩn tốt.

Xem thêm :

  • Mách mẹ cách vệ sinh vùng kín đúng cách cho bé gái
  • Những điều cần biết để "cô bé" vùng kín khỏe mạnh
  • Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái đúng cách mẹ nào cũng phải biết