Hiện tượng ỉa chảy là gì?

Một ngày bạn thấy tăng số lần đi đại tiện, trên 3 lần trong ngày. Phân loãng như nước, có khi lẫn những chất khác và được chẩn đoán bị ỉa chảy. Vậy hiện tượng ỉa chảy là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến bị ỉa chảy? Hãy cùng tìm hiểu thêm về bệnh ỉa chảy qua những thông tin sau đây.

Hiện tượng ỉa chảy là gì? Hiện tượng ỉa chảy là gì?

Hiện tượng ỉa chảy là gì?

Theo tiêu chuẩn lâm sàng chẩn đoán bệnh thì ỉa chảy được định nghĩa là sự gia tăng số lần đi tiêu trong 1 ngày (>3 lần), trọng lượng phân cao bài tiết trên 200 g/ngày.

Cụ thể:

  • Người lớn: đi tiêu với phân bài tiết trên 200 g/ngày
  • Trẻ em: khi trẻ đi tiêu với phân bài tiết trên 20 g/ngày.
  • Tiêu ra chất lỏng trong phân.

Bình thường trong phân người chứa khoảng 60-90% là nước, nhưng đối với những người bị ỉa chảy thì hàm lượng chứa trên 90% nước. Nguyên nhân là do chuyển hoá quá nhanh qua hệ thống tiêu hoá; nếu một thành phần của phân ngăn chận ruột già hấp thu nước, hay nếu nước bị thải bởi ruột già vào phân. Theo quy luật thông thường, ruột có thể hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước cần thiết mỗi ngày. Tuy nhiên, khi khả năng dự trữ bị rối loạn thì ỉa chảy sẽ xảy ra.Ở Ở trẻ nhỏ, hiện tượng ỉa chảy xảy ra dài ngày sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu đối với chất dinh dưỡng và các mô nào đó trong cơ thể khiến trẻ gầy gò, dấu hiệu da nhăn nheo và giảm nhanh sức đề kháng của trẻ.

Phân loại ỉa chảy

Ỉa chảy được phân loại theo thời gian mắc bệnh ( cấp hoặc mãn tính), theo cơ chế bệnh (thấm lọc – osmotic hay bài tiết – secretory), độ nghiêm trọng (nhỏ hay lớn), hay đặc điểm của phân (nước, chất béo, hay có máu). Trong thực hành lâm sàng, thời gian mắc bệnh và đặc điểm bệnh là hai yếu tố có ích nhất trong việc chẩn đoán và điều trị.

Bệnh ỉa chảy cấp tính được định nghĩa là tình trạng tiêu chảy kéo dài dưới 4 tuần (có nơi định nghĩa dưới 2 tuần). Nếu tình trạng ỉa chảy kéo dài hơn 4 tuần, ca bệnh được xem là tiêu chảy mãn tính.

Bệnh ỉa chảy thẩm thấu: Là hiện tượng tiêu chảy do một loại dung dịch mà ruột không thể hấp thu hoặc tiếp thu rất khó, tăng áp lực thẩm thấu đến lớp màng nhầy trong ruột, do đó sẽ gây tình trạng thải nước thái quá. Hiện tượng sẽ khỏi khi ngưng ăn một thời gian ngắn.

Bệnh ỉa chảy xuất tiết: Là sự rối loạn về chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô của ruột làm tăng sự bài tiết và giảm hấp thu hoặc là cả hai. Đối với người bệnh bị ỉa chảy này thì việc ngừng ăn không có tác dụng. Ví dụ về tiêu chảy cấp tính bài tiết là bệnh tả và các ca bệnh nhiễm vi khuẩn enterotoxigenic E coli (ETEC).

Nguyên nhân gây bệnh ỉa chảy

vicare.vn-hien-tuong-ia-chay-la-gi-body-1
Một số loại thuốc có thể dẫn đến ỉa chảy

Dưới đây là một số tác nhân chính gây ra hiện tượng ỉa chảy:

Tác nhân vi rút

Vi rút thường là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng ỉa chảy cấp tính. Những vi rút gây tiêu chảy chủ yếu là:

  • Rotavirus (thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em)
  • Adenovirus
  • Caliciviruses
  • Astrovirus

Tác nhân vi trùng

Một số vi khuẩn có thể là nguyên nhân của tiêu chảy:

  • Staphylococcus aureus (S. aureus)
  • Clostridium perfringens
  • Bacillus cereus
  • Salmonella
  • Shigella
  • Escherichia coli (E. coli)
  • Campylobacter jejuni
  • Yersinia enterocolitica
  • Vibrio parahaemolyticus
  • Vibrio cholerae

Ký sinh trùng

Ký sinh trùng có thể vào cơ thể chúng ta qua đường thực phẩm hay nước và sinh sống ở hệ thống tiêu hóa. Các ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy bao gồm:

  • Giardia lamblia là một loại ký sinh trùng này thường làm ô nhiễm nguồn nước, Giardia còn là nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy ở người đồng tính luyến ái
  • Entamoeba histolytica là ký sinh trùng này lan truyền qua đường nước hay thực phẩm bị nhiễm phân người, nhưng cũng có thể do trực tiếp tiếp xúc qua tay dơ bẩn kể cả quan hệ tình dục.
  • Cryptosporidium – có thể lan truyền qua thực phẩm.

Thuốc men

Có khá nhiều thuốc có thể gây ra tiêu chảy. Một số thuốc thông thường là:

  • Thuốc trụ sinh
  • Thuốc chống cao huyết áp
  • Nhuận tràng
  • Antacids chứa magnesium
  • Bệnh

Có thể bạn chưa biết buồn phiền, lo lắng, nhiễm trùng máu (sepsis), các bệnh truyền nhiễm liên quan đến sex, viêm tai, v.v... cũng có thể gây ra ỉa chảy.

Một số mẹo chữa tiêu chảy tại nhà hiệu quả

Khi nhận định rõ hiện tượng tiêu chảy là gì thì bạn ngay lập tức chữa trị tránh tình trạng xấu đi. Nhằm hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy tại nhà mọi người có thể áp dụng một số cách dưới đây:

  • Bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể

Khi tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cơ thể dễ bị mất nước và rối loạn điện giải, các chất khoáng như kali và natri. Do đó, cần bổ sung đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nước đun sôi để nguội, nước cháo, nước gạo rang, nước cơm,... để giúp bù nước và chất điện giải cho cơ thể.

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một số người có quan niệm sai lầm là khi ăn vào khiến tiêu chảy nặng hơn nên cắt bớt khẩu phần ăn. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, vì cơ thể vẫn cần được cung cấp các dưỡng chất để có sức vượt qua bệnh tật. Nếu nhịn ăn khiến cơ thể thiếu chất dẫn tới suy nhược.

Do đó, người đang mắc ỉa chảy vẫn cần ăn uống đủ chất ưu tiên các món mềm loãng, dễ tiêu và chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày. Các thực phẩm có chứa tinh bột như cơm, bột mì có tác dụng trong việc ngăn chặn và giảm hiện tượng tiêu chảy

  • Đảm bảo vệ sinh

Tình trạng không đảm bảo vệ sinh là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy.. Do đó, để phòng tránh tình trạng này người bệnh và người chăm sóc cần thực hiện tốt việc rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

  • Chế độ nghỉ ngơi đầy đủ

Để đẩy nhanh hiệu quả chữa tiêu chảy thì sẽ không có biện pháp nào tốt hơn người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý. Khi cơ thể thoải mái, thư giãn bệnh tiêu chảy dần thuyên giảm hơn.

Do vậy, khi bạn bị tiêu chảy nên nằm nghỉ ngơi thật thoải mái và đừng quên đặt chai nước ấm lên bụng để giảm các cơn co thắt.

  • Sữa chua

Khi hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề hãy bổ sung sữa chua vào trong thực đơn mỗi ngày của bạn. Sữa chua tạo ra axit lactic trong ruột. Vai trò của axit lactic giúp giết chết các vi khuẩn xấu, đồng thời tạo ra nhiều vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Lưu ý: Để phát huy tối đa công dụng của sữa chua, nên chọn sử dụng những loại sữa chua được cấy những vi khuẩn sống.

vicare.vn-hien-tuong-ia-chay-la-gi-body-2
  • Trà hoa cúc

Trong trà hoa cúc có chứa nhiều tanin nên có tác dụng chữa viêm ruột hiệu quả và chống co thắt nhu động ruột giúp nhanh chóng chấm dứt tình trạng tiêu chảy.

Cách thực hiện như say: Uống trà hoa cúc hoặc lấy một muỗng hoa cúc và một muỗng lá bạc hà hãm trong nước sôi ít nhất 15 phút và uống.

  • Búp ổi

Sử dụng bài thuốc dân gian từ búp ổi là phương pháp khá phổ biến mà nhiều người áp dụng chữa tiêu chảy. Cách thực hiện đơn giản như sau: Lấy một ít búp ổi rửa sạch, nhai và nuốt lấy nước cốt hoặc có thể đun sôi búp ổi lấy nước để nguội bớt rồi uống.

  • Chuối

Chuối là loại quả được xếp vào lựa chọn tốt nhất giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy. Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa chuối giúp làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết ổn những bệnh lý về đường tiêu hóa.

Chuối được xem là lựa chọn tốt để chữa trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể.

Không những vậy, chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần. Thành phần pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử.

  • Hồng xiêm

Hồng xiêm có vị ngọt, tính mát có tác dụng bổ mát, sinh tâm dịch, giải khát, nhuận tràng có công dụng chữa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều mỡ đạm.

Bạn lấy trái hồng xiêm xanh 15-20g, cho 200ml nước, đun nhỏ lửa còn lại 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Uống sau ăn 15 phút. Uống 3-5 ngày. Hoặc có thể thay thế 6 – 10g vỏ thân cây hồng xiêm, rửa sạch, cho 250ml nước, sắc sôi 15 phút còn 100ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.

vicare.vn-hien-tuong-ia-chay-la-gi-body-3

Bạn cần gặp bác sĩ khi nào?

Thông thường, ỉa chảy thường không nghiêm trọng và bệnh nhân tự hồi phục, nhưng một số trường hợp nghiêm trọng cần phải đi khám ngay. Những trường hợp dưới đây cần sự tư vấn của bác sĩ:

  • Đi tiêu chảy hơn 3 ngày.
  • Bạn cảm thấy đau vùng bụng hay đau ruột dữ dội.
  • Nhiệt độ trong người trên 38 độ C.
  • Đi ỉa chảy có máu trong phân hay phân màu hắc ín.
  • Dấu hiệu mất nước.

Xem thêm:

  • Cách trị đau bụng tiêu chảy cấp tốc ai cũng cần biết
  • Siêu âm có phát hiện bệnh viêm đại tràng không?
  • Viêm đại tràng do lỵ trực trùng có triệu chứng gì?