Hiện tượng đau đầu nhức hốc mắt là biểu hiện bệnh gì?

Nó không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bị mà còn gây ra nỗi lo về tâm lý. Các câu hỏi được đặt ra rất nhiều đó là hiện tượng đau đầu nhức hốc mắt là biểu hiện của bệnh gì? Hiện tượng đau đầu nhức hốc mắt có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu câu trả lời cụ thể ngay sau đây.

Hiện tượng đau đầu nhức hốc mắt là biểu hiện bệnh gì? Hiện tượng đau đầu nhức hốc mắt là biểu hiện bệnh gì?

Triệu chứng đau đầu và nhức hốc mắt hiện nay đã trở nên phổ biến và gặp ở rất nhiều người.

1. Hiện tượng đau đầu và nhức hốc mắt là gì?

Đây là hai triệu chứng nghe thì có vẻ không liên quan, nhưng chúng lại có mối quan hệ không nhỏ với nhau.

1.1.Đau đầu là gì?

Đau đầu là một triệu chứng bệnh thường gặp, là chứng đau gặp ở vùng đầu, cổ gáy, mặt và hốc mắt.

Đau đầu có thể gặp phải một bên hoặc ở cả hai bên, điểm đau cố định hoặc lan tỏa khắp vùng đầu. Cường độ đau thay đổi từ nhẹ đến nặng.

Các bác sĩ đã thống kê ra được khoảng 10 nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu, trong đó các nguyên nhân chủ yếu đến từ hệ thần kinh trung ương. Các căn bệnh thường gặp gây nên chứng đau đầu thường là: rối loạn tiền đình, thiếu máu lên não, đau đầu vận mạch, đau đầu do căng cơ...Thậm chí các bệnh về nhiễm trùng, virus cũng làm đau đầu. Việc tìm được nguyên nhân gây đau đầu sẽ khiến cho quá trình điều trị trở nên hiệu quả và chính xác hơn.

Đau đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hầu như ai trong đời cũng đã trải qua cảm giác đau đầu một vài lần, đây là chứng bệnh thường gặp nhất.

1.2.Nhức hốc mắt

Hốc mắt là một hốc xương hình tháp, đỉnh hướng về phía sau, đáy mở rộng về phía trước do xương sọ và các xương mặt cấu tạo nên. Các tổ chức mềm nằm trong hốc mắt được bao bọc bởi cân, chứ chúng không áp trực tiếp vào các xương hốc mắt.

Đây là hiện tượng bạn cảm thấy đau mỏi vùng hốc mắt, nhìn mờ. Đây có thể là hậu quả của tình trạng ngồi làm việc nhiều, gây căng thẳng cho mắt, mắt không được nghỉ ngơi. Hoặc có thể xuất phát từ các bệnh lý của mắt.

Khi bị đau hốc mắt, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như mắt lồi, sưng mi, hạn chế vận nhãn.

Đau hốc mắt không chỉ sự báo hiệu cho các bệnh lý về mắt mà còn có thể liên quan tới các bộ phận khác.

vicare.vn-hien-tuong-dau-dau-nhuc-hoc-mat-la-bieu-hien-benh-gi-body-1

2. Đau đầu nhức hốc mắt có thể là triệu chứng của bệnh gì?

2.1.Đau đầu kèm đau nhức mắt nguyên phát

Trong các trường hợp có sự kết hợp giữa đau đầu và nhức hốc mắt thì đa số các trường hợp là đau đầu nguyên phát. Đau đầu Migraine, vị trí đau là ở vùng thái dương, tần suất đau có thể là 1-2 lần một tuần hoặc tăng trong các trường hợp nặng.

Đau đầu Migraine là hiện tượng đau xuất hiện bất kỳ nhưng có thiên hướng vào buổi sáng, nhiều bệnh nhân gặp tình trạng đau khi mất ngủ, thay đổi thời tiết, khi say rượu bia.

Đau đầu Migraine có tính chất đau nửa đầu, mức độ đau vừa hoặc nặng bao gồm vùng thái dương và xung quanh hai hốc mắt có tính chất mạch đập, đau tăng khi người bệnh vận động, bạn có thể sẽ thấy sợ ánh sáng, sợ tiếng động, cảm thấy buồn nôn trong cơn đau.

Đau đầu chuỗi: đau dữ dội một bên hốc mắt, có thể kèm theo đau một hoặc hai bên thái dương. Cơn đau có thể kéo dài vài chục phút đến vài giờ, khiến bệnh nhân rất khó chịu và mệt mỏi. Đau đầu có kèm theo ít nhất một trong những triệu chứng sau ở bên phần đầu bị đau: sung huyết kết mạc, chảy nước mũi, chảy mồ hôi mặt, phù nề mi mắt.

Các bệnh nhân đang bị sốt virus, cúm, sốt siêu vi, sốt xuất huyết... cũng có cảm giác đau đầu kèm với đó là đau quanh vùng hốc mắt, cơn đau như nhồi nén vào bên trong hốc mắt.

Những người có thể trạng yếu, kèm với tình trạng mất ngủ, giấc ngủ chập chờn không ngon, cũng hay than phiền về tình trạng đau đầu thường xuyên kèm với đau mỏi vùng hốc mắt.

Những bệnh nhân đau dây thần kinh V nhánh I nguyên phát có thể gặp các cơn đau dữ dội, đột ngột, cơn đau kéo dài có thể khiến đau nhức cả đầu kèm theo chảy nước mắt, đỏ mắt.

2.2.Đau đầu kèm nhức hốc mắt thứ phát

Đau đầu khi thời tiết thay đổi, vùng đau xuất hiện chủ yếu ở trán và kéo xuống qua mắt, đau tăng khi khịt mũi, xuất hiện kèm với đó là các triệu chứng đường mũi họng. Lúc này bạn có thể nghĩ đến các bệnh lý về xoang.

Một số bệnh lý khác chuyên khoa Tai mũi họng hoặc Răng hàm mặt: viêm tai giữa, đau răng... ở giai đoạn nặng cũng có thể gây nên tình trạng đau đầu kèm đau nhức vùng mắt, có thể kèm với ù tai, sốt cao...

Đau đầu kèm với nhức hốc mắt, có lồi mắt, giảm thị lực... cũng có thể gặp trong bệnh lý dò động tĩnh mạch xoang hang.

Nếu gặp cơn đau đầu dữ dội, đau nhức hết phần hốc mắt, sợ ánh sáng, rối loạn ý thức.. thì có thể bạn đang gặp phải tình trạng tăng áp lực nội sọ.

vicare.vn-hien-tuong-dau-dau-nhuc-hoc-mat-la-bieu-hien-benh-gi-body-2

3. Điều trị hiện tượng đau đầu nhức hốc mắt như nào?

Trong các trường hợp có sự kết hợp giữa đau đầu và nhức hốc mắt, việc đầu tiên là bạn nên đi khám để biết được tình trạng bệnh của bản thân. Khi tìm ra nguyên nhân gây đau, điều trị theo nguyên nhân thì mới chấm dứt tình trạng đau được.

Thông thường bạn sẽ được các bác sĩ cho dùng các thuốc giảm đau, tùy vào nguyên nhân đau là gì mà các loại thuốc sẽ khác nhau.

Không nên cố chịu cơn đau, không nên tự ý ra hiệu thuốc giảm đau để sử dụng tại nhà, việc này có thể khiến tình trạng của bạn diễn biến xấu hơn.

Bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, làm việc hợp lý, tinh thần thoải mái, kết hợp với nghỉ ngơi điều độ. Tránh các trường hợp áp lực, căng thẳng kéo dài. Khi cơ thể mệt mỏi, tinh thần áp lực, bạn sẽ thấy rất đau đầu, kèm với mất ngủ có thể gây nên thêm tình trạng đau mỏi mắt nữa.

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, một cơ thể khỏe mạnh, mạch máu lưu thông tốt, sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, đôi mắt cũng làm việc tốt hơn.

Trên đây là các thông tin liên quan đến hiện tượng đau đầu và nhức hốc mắt. Gặp phải tình trạng này không những làm cho bạn cảm thấy ảnh hưởng trong cuộc sống, mà đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một bệnh lý mà bản thân đang gặp phải. Vì vậy bạn hãy đi khám và nhận được sự điều trị từ bác sĩ để chấm dứt tình trạng này, từ đó có một cuộc sống khỏe mạnh và chất lượng hơn.

Xem thêm:

  • Đau mỏi vai gáy dẫn đến đau đầu
  • Nguyễn nhân gây đau đầu chóng mặt buồn nôn
  • Cảnh báo: Đau đầu sau gáy và cách phòng tránh