Hiểm họa khôn lường từ bệnh viêm màng não mô cầu

Viêm não mô cầu là một loại bệnh do vi khuẩn Neisseria Meningtidis gây ra. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới 2 tuổi khoảng 50% và ở người lớn là khoảng 25%. Theo BS. Nguyễn Thị Thu Trang, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, các trường hợp mắc phải viêm não mô cầu phần lớn do type A, B, C, W135 và Y. Sau khi bị virus não mô cầu xâm nhiễm, thời gian ủ bệnh thường từ 1-10 ngày. Khi phát...

Hiểm họa khôn lường từ bệnh viêm màng não mô cầu Hiểm họa khôn lường từ bệnh viêm màng não mô cầu

Viêm não mô cầu là một loại bệnh do vi khuẩn Neisseria Meningtidis gây ra. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới 2 tuổi khoảng 50% và ở người lớn là khoảng 25%.

Theo BS. Nguyễn Thị Thu Trang, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, các trường hợp mắc phải viêm não mô cầu phần lớn do type A, B, C, W135 và Y.

Sau khi bị virus não mô cầu xâm nhiễm, thời gian ủ bệnh thường từ 1-10 ngày. Khi phát bệnh, biểu hiện rất đa dạng với nhiều thể bệnh khác nhau như:

  • Viêm mũi họng
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Viêm màng não
  • Tổn thương ở nhiều cơ quan.

vicare-viem-nao-mo-cau-body-1

Biến chứng nặng nhất của người bị nhiễm não mô cầu là viêm màng não. Tình trạng này thường xảy ra sau khi bệnh nhân bị viêm mũi họng, nhiễm khuẩn huyết.

Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt, ngay khi khởi phát bệnh, bệnh nhân đã có những triệu chứng của viêm màng não, như:

  • Đột ngột sốt rất cao 39 – 40oC và kéo dài
  • Sốt có thể kèm theo mệt mỏi, đau đầu nhiều, nôn mửa
  • Có thể có dấu hiệu bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê
  • Nguy hiểm nhất, người bệnh có thể bị xuất huyết từng vùng trên da, thậm chí hoại tử da.

Bệnh viêm màng mô cầu tiến triển rất nhanh và khó phát hiện trong giai đoạn sớm vì triệu chứng giống với các bệnh viêm màng não thông thường. Đặc biệt, bệnh nhân có thể tử vong rất nhanh trong vòng 24h sau những triệu chứng bệnh đầu tiên. Một số trường hợp, nếu người bệnh may mắn sống sót thì vẫn có thể mang những di chứng nghiêm trọng như phải tháo khớp chi, khớp ngón. Nghiêm trọng hơn, bệnh còn gây tổn thương vĩnh viễn cho não. Đôi khi làm giảm thính lực, tổn thương nội tạng và tâm lý.

Tại Việt Nam, bệnh viêm não chủ yếu do khuẩn mô cầu type A. Bệnh thường tản phát và có thể gây dịch, đặc biệt là vào tiết thu, đông, xuân.

Cũng bởi những biến chứng đặc biệt nghiêm trọng mà bệnh viêm não mô cầu có thể gây ra, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra những lời khuyên sau:

Vic chun đoán đúng và điu tr sm là rt quan trng:

Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, mẫu máu hoặc dịch não tủy phải được thu thập và xét nghiệm ngay lập tức.

Bnh có th được điu tr bng kháng sinh:

Bệnh viêm màng não có thể được điều trị hiệu quả hiệu quả bằng một số loại thuốc kháng sinh như:

  • Penicillin
  • Ampicillin
  • Chloramphenicol
  • Ceftriaxone

Việc điều trị này nên được bắt đầu càng sớm càng tốt nếu được chẩn đoán là phù hợp.

vicare-viem-nao-mo-cau-body-2

Tuy rằng liệu pháp này có thể làm giảm nguy cơ tử vong nhưng rủi ro vẫn có từ 11% - 19%. Trường hợp biến chứng nặng, bệnh có thể gây khuyết tật lâu dài, như mất chi hoặc tổn thương não.

Bnh viêm não mô cu có th được ch đng ngăn nga bng vaccine:

Theo PGS - TS Trần Đắc Phu, viêm não mô cầu có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vaccin. Do đó, Bộ Y tế khuyên rằng, nên tiêm phòng sớm viêm não mô cầu nhóm A, B và C.

Vaccin này có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và hiệu quả chỉ với 1 liều.

Khi có các biểu hiện như:

  • Sốt cao kéo dài
  • Đau họng, cổ cứng
  • Xuất hiện tử ban trên da (ban màu tím, thâm đen)
  • Nôn, đau đầu dữ dội...,

Cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, mọi người cũng cần chú ý:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân
  • Giữ nơi ở và nơi làm việc luôn vệ sinh, thông thoáng
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
  • Súc miệng và họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.