Hẹp môn vị: Triệu chứng, chuẩn đoán và điều trị
Hẹp môn vị là một hội chứng biểu thị bằng sự ách tắc thức ăn lại trong dạ dày không xuống ruột được hoặc xuống một cách hạn chế. Bệnh do tập hợp nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó chúng ta cần phải trang bị những kiến thức về căn bệnh này nhằm phòng ngừa những hậu quả xấu nhất.
Hẹp môn vị: Triệu chứng, chuẩn đoán và điều trị
Hẹp môn vị là một hội chứng biểu thị bằng sự ách tắc thức ăn lại trong dạ dày không xuống ruột được hoặc xuống một cách hạn chế. Bệnh do tập hợp nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó chúng ta cần phải trang bị những kiến thức về căn bệnh này nhằm phòng ngừa những hậu quả xấu nhất.
Nguyên nhân hẹp môn vị
Cấu trúc của dạ dày gồm đáy vị, tâm vị, bờ cong nhỏ, bờ cong lớn, hạng vị, môn vị. Môn vị nằm ở cuối dạ dày là nơi chuyển tiếp với hành tá tràng. Môn vị là nơi có liên quan mật thiết với các bộ phận khác của dạ dày. Vì vậy mỗi khi một bộ phận bị tổn thương làm ảnh hưởng đến môn vị và ngược lại. Do đó, nguyên nhân của hẹp môn vị đa phần xuất phát từ bệnh của dạ dày hoặc tá tràng, đôi khi là cả hai.
Bệnh dạ dày tá tràng
Do ổ loét bị viêm nhiễm, làm niêm mạc phù nề khiến lòng tá tràng hẹp. Nếu kéo dài một thời gian dài sẽ dẫn tới loét xơ cứng gây hẹp môn vị.
Ung thư hang - môn vị dạ dày
Ung thư vùng hang - môn vị chiếm tỉ lệ cao nhất cao nhất trong số các bệnh ung thư ở dạ dày. Những khối u sẽ lây nhiễm và phát triển trên thành của dạ dày làm hẹp môn vị. Sự phát triển của khối u thể hiện tình trạng hẹp môn vị. Khối u càng lớn thì tình trạng hẹp môn vị càng nặng.
Ngoài ra người ta cũng có thể gặp hẹp môn vị trong trường hợp khác polyp môn vị, hẹp môn vị bẩm sinh hoặc hẹp môn vị do tổn thương bên ngoài dạ dày, ví dụ như ung thư đầu tụy gây chèn ép.
Dấu hiệu hẹp môn vị
Hẹp môn vị được diễn biến theo ba giai đoạn:
Giai đoạn đầu
Trong giai đoạn thường có cảm giác đầy hơi ,chướng bụng, đau vùng thượng vị sau khi ăn. Bệnh nặng dần theo thời gian, tình trạng nôn xảy ra sau bữa ăn và khi nôn ra được bệnh nhân có cảm giác cơn đau giảm đi, thức ăn nôn ra có dịch màu xanh đen. Khi bệnh nhân nằm thay đổi tư thế nghe có tiếng lâm râm bên trong, trong tư thế nằm ngửa sẽ thấy bụng lõm xuống có hình lòng thuyền. Cơ thể gầy gò, xanh xao, mệt mỏi.
Giai đoạn tiến triển
Cơn đau thường xuất hiện sau bữa ăn 2- 3 giờ, đau từng cơn liên tiếp . Bệnh nhân nôn càng ngày càng nhiều, nôn ra dịch ứ đọng trong dạ dày, màu xanh đen.
Giai đoạn cuối
Nôn với tần suất quá nhiều khiến cơ thể mất nước và điện giải làm cho người bệnh mệt mỏi, người gầy, da xanh, mắt trũng, da khô sần và tính tình khó chịu.
Chẩn đoán hẹp môn vị
Hiện nay phương pháp dùng để chẩn đoán các bệnh dạ dày ngoài khám lâm sàng, chụp X quang có thuốc cản quang thì nội soi dạ dày không gây mê hoặc gây mê là phương pháp thường được sử dụng nhất. Hình ảnh nội soi thể hiện tình trạng của toàn bộ dạ dày. Biểu hiện hẹp môn vị thường là dạ dày giãn to ra, sa dạ dày, thức ăn còn đọng nhiều trong dạ dày và có hình ảnh tuyết rơi.
Điều trị hẹp môn vị
Điều trị hẹp môn vị thường bằng phẫu thuật nhằm giải quyết tình trạng hẹp được triệt để:
Trường hợp ung thư dạ dày: Có thể cắt toàn bộ hoặc một phần dạ dày tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh và thể trạng của bệnh nhân. Nếu không cắt được thì có thể nối vị tràng để lập lại lưu thông tiêu hóa cho bệnh nhân.
Trường hợp loét dạ dày tá tràng mãn tính: Loét dạ dày thường cắt 2/3 dạ dày. Loét tá tràng thường cắt 2/3 dạ dày. Cắt dây thần kinh X kết hợp mở rộng môn vị, hoặc cắt dây X kết hợp nối vị tràng. Nối vị tràng thường áp dụng cho bệnh nhân tuổi cao, đang mắc các bệnh mạn tính.
Phòng ngừa hẹp môn vị
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, ăn chậm, nhai kỹ, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Hạn chế ăn nhiều thức ăn có vị chua dễ gây viêm loét dạ dày như dưa muối, cà muối, dấm, mẻ, sấu, me, khế, chanh...
- Không hút thuốc lá, không lạm dụng các chất kích thích vì các chất này dễ gây viêm loét dạ dày.
- Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh trạng thái ghen tức đố kỵ vì đó cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cũng như các bệnh khác.
Xem thêm:
- Phương pháp điều trị bệnh hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh
- Mẹ chớ coi thường bệnh hẹp môn vị ở trẻ
- Những điều cần biết về vi khuẩn HP - thủ phạm gây viêm loét dạ dày