Hẹp động mạch vành: Bệnh nguy hiểm chớ chủ quan

Hẹp động mạch vành do cholesterol dư thừa kết hợp với vôi lắng đọng tại thành động mạch vành hình thành mảng xơ vữa. Đây là căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh vì mảng xơ vữa gây tắc, hẹp lòng động mạch khiến máu không đến đủ để nuôi tim hoạt động tốt.

Hẹp động mạch vành: Bệnh nguy hiểm chớ chủ quan Hẹp động mạch vành: Bệnh nguy hiểm chớ chủ quan

Hẹp động mạch vành do cholesterol dư thừa kết hợp với vôi lắng đọng tại thành động mạch vành hình thành mảng xơ vữa. Đây là căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh vì mảng xơ vữa gây tắc, hẹp lòng động mạch khiến máu không đến đủ để nuôi tim hoạt động tốt.

Hẹp động mạch vành có nguy hiểm không?

vicare.vn-hep-dong-mach-vanh-benh-nguy-hiem-cho-chu-quan-body-1

Động mạch duy nhất để nuôi tim là động mạch vành nên khi những mảng xơ vữa hình thành bám vào thành mạch sẽ gây hẹp lòng mạch hoặc co thắt mạch vành. Tất cả các vấn đề đó được gọi chung là bệnh mạch vành. Mảng xơ vữa là nguyên nhân chính gây bệnh mạch vành.

Khi động mạch vành bị hẹp thì 50% diện tích lòng mạch ảnh hưởng đến lượng máu nuôi tim. từ đó, tim thiếu oxy nuôi dưỡng. Nhất là khi cơ thể phải làm việc nặng sẽ gây ra các cơn đau thắt ngực. Cơn đau thắt ngực này càng xảy ra nhiều hơn khi người bệnh cố sức làm và giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi, do đó được gọi là cơn đau thắt ngực ổn định.

Bệnh hẹp mạch vành rất nguy hiểm khi các mảng xơ vữa bị nứt. Lúc này dù người bệnh đang nghỉ ngơi thì đều xuất hiện cơn đau thắt ngực và người ta gọi là cơn đau thắt ngực không ổn định. Đây là tiền đề gây nên nhồi máu cơ tim đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.

Đối với những người bị rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, hút thuốc lá nhiều, ít vận động, đái tháo đường, béo phì,... có tỷ lệ mắc và nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Triệu chứng bệnh hẹp động mạch vành

Triệu chứng khi bị hẹp động mạch vành là đau ngực. Cơn đau thường xuất hiện ở xương ức và kéo dài khoảng 1 vài phút đến vài chục phút. Người bệnh có cảm giác như bị dao đâm, nghẹt thở. Một số trường hợp có triệu chứng đau ngực nhưng rất nhẹ, thoáng qua rồi bình thường trở lại, có người chỉ cảm thấy phần xương ức hơi khó chịu. Ngoài vùng ngực thì cơn đau còn ở các vị trí như sau lưng, trên cổ, trên hàm, dưới dạ dày.

Triệu chứng điển hình cảnh báo nhồi máu cơ tim đến gần là hiện tượng đổ mồ hôi lạnh kèm theo mệt mỏi bất thường.

Do đó, ngay khi cảm thấy mệt mỏi, khó thở, căng tức ngực thì không nên chậm trễ, phải đi khám ngay.

Cách điều trị bệnh động mạch vành

Hiện nay, điều trị hẹp động mạch vành có 2 phương pháp chính là phẫu thuật động mạch vành và đặt stent động mạch vành. Trong đó, đặt stent thường được sử dụng nhiều hơn nhưng thực tế cho thấy, không có phương pháp nào điều trị tốt cho mọi bệnh nhân.

Đặt stent là phương pháp giải quyết tắc, hẹp động mạch vành, giảm đau thắt ngực và điều trị nhồi máu cơ tim. Theo đó, stent là ống đỡ động mạch làm bằng lưới kim loại có tác dụng mở rộng lòng mạch bị hẹp, tắc hoặc suy yếu.

Việc đặt stent kết hợp với tiến bộ về kỹ thuật, máy móc, thuốc, phương tiện hồi sức nên an toàn cao và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe đã được giảm nhiều. Hiện tỷ lệ thành công do đặt stent khá cao, 90-95%. Song vẫn có trường hợp không mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì stent là thủ thuật xâm nhập gây chảy máu và có những nguy cơ: Chảy máu, nhiễm trùng, dị ứng thuốc, tái hẹp động mạch vành, suy thận, nhồi máu cơ tim,... cần phải can thiệp lại hoặc cấp cứu, thậm chí tử vong.

Hiện stent có khá nhiều loại, cơ bản nhất là stent kim loại ra đời đầu tiên. Sau đó là stent tẩm thuốc, loại này được cải tiến về vật liệu, kỹ thuật nên thiết bị càng tốt hơn. Ngoài ra còn có stent làm bằng hợp chất sẽ tự tiêu khi tái tạo mạch máu và mạch máu thông suốt. Nhược điểm của phương pháp này là mất khá nhiều chi phí.

vicare.vn-hep-dong-mach-vanh-benh-nguy-hiem-cho-chu-quan-body-2

Phòng bệnh hẹp động mạch vành rất quan trọng

Trước chi phí điều trị cao và muốn tránh vấn đề này cần phòng bệnh. Do đó, cần thực hiện các yếu tố như:

  • Khi có bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu,... cần theo dõi chặt chẽ, điều trị triệt để vì chúng là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, hẹp động mạch vành,...
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Giảm cân nếu thừa cân, béo phì
  • Có chế độ ăn khoa học, hạn chế ăn các chất giàu năng lượng
  • Tránh căng thẳng để tim không bị tổn thương
  • Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để có phát hiện sớm các bệnh lý.

Xem thêm:

  • 3 địa chỉ đặt stent điều trị bệnh động mạch vành tại Hà Nội
  • 6 biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ vữa động mạch vành